Bà bầu bị thiếu máu khi mang thai: Lời khuyên dinh dưỡng nào tốt cho sức khỏe mẹ bầu

27/07/2024

“Bổ sung dinh dưỡng đúng cách là chìa khóa giúp mẹ bầu không những cải thiện tình trạng thiếu máu mà còn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi” – Trích trong chia sẻ của một chuyên gia dinh dưỡng. Thiếu máu khi mang thai là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách là giải pháp quan trọng giúp bà bầu cải thiện tình trạng thiếu máu. Dưới đây là những lời khuyên dinh dưỡng tốt nhất dành cho bà bầu bị thiếu máu.

Thiếu máu khi mang thai là gì?

Thiếu máu khi mang thai là tình trạng cơ thể bà bầu không đủ lượng hồng cầu hoặc Hemoglobin để cung cấp oxy cho các tế bào. Điều này có thể dẫn đến mệt mỏi, yếu ớt và nhiều vấn đề khác trong thai kỳ.

Thiếu máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Thiếu máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Thiếu máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

Trong cơ thể Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô, cơ quan khác trong cơ thể để chuyển hóa và sản xuất năng lượng trong tế bào, đặc biệt hai cơ quan quan trọng là não, tim. Ở người bình thường, thiếu máu sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, kém tập trung, giảm khả năng gắng sức. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, các bệnh lý về tim mạch và nhiễm trùng dễ tái đi tái lại. Trong thai kỳ, sản phụ nếu không được bổ sung đủ chất rất dễ xảy ra thiếu máu thai kỳ gây ảnh hưởng xấu không chỉ bản thân người mẹ mà còn cả thai nhi.

Đối với mẹ

Mệt mỏi, suy nhược và khó thở là những triệu chứng thường gặp trong thiếu máu thai kỳ ở các bà bầu. Tình trạng thiếu máu kéo dài nếu không được cải thiện kịp thời, thai phụ dễ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai trong tam cá nguyệt đầu hoặc lưu thai, vỡ ối sớm, nhau bong non, đẻ non trong tam cá nguyệt cuối. Ngoài ra, hệ miễn dịch của mẹ bầu cũng bị suy giảm, dễ mắc các nhiễm trùng và tăng nguy cơ biến chứng trong quá trình sinh nở như vỡ ối sớm, băng huyết sau sinh… có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Đối với thai nhi

Thai nhi không nhận đủ lượng oxy và các dưỡng chất cần thiết trong bụng mẹ dễ bị suy dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy thai trường diễn, hay bị nhẹ cân sau sinh. Nguy cơ sinh non cũng tăng lên và thường gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và cần được chăm sóc đặc biệt sau sinh. Những đứa trẻ sinh ra này thường có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch cao hơn nhiều so với những đứa trẻ khác về sau. Thậm chí, trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu máu nặng có nguy cơ tử vong cao hơn trong thời kỳ chu sinh.

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu máu khi mang thai?

Thiếu máu thai kỳ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Dưới đây là 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu máu ở bà bầu:

Thiếu máu của thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể bà bầu cần nhiều máu hơn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Sự gia tăng khối lượng máu đồng nghĩa với nhu cầu về sắt và các vitamin cũng tăng cao. Nếu cơ thể không đáp ứng đủ nhu cầu này, tình trạng thiếu máu có thể xảy ra.

Thiếu máu do thiếu sắt

Thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu
Thiếu máu do thiếu sắt ở bà bầu

Đây là nguyên nhân thiếu máu phổ biến thường gặp nhất trong thai kỳ. Sắt là thành phần quan trọng của Hemoglobin, chất có khả năng gắn kết và vận chuyển oxy trong máu. Khi thiếu sắt, cơ thể không thể sản xuất đủ Hemoglobin, dẫn đến thiếu máu.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ, để tăng trưởng và phát triển thai nhi cần sử dụng lượng lớn các tế bào hồng cầu từ mẹ, do đó nếu cơ thể mẹ không dự trữ đủ sắt dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu thai kỳ.

Thiếu máu do thiếu Vitamin B12

Vitamin B12 có vai trò quan trọng trong việc sản xuất hồng cầu và sự hoạt động bình thường của hệ thần kinh. Thiếu Vitamin B12 có thể dẫn tới thiếu máu, các triệu chứng như mệt mỏi, hay quên, da nhợt nhạt và các vấn đề về thần kinh. 

Cơ thể không thể tự tạo ra Vitamin B12 mà cần phải bổ sung từ bên ngoài bằng các loại thực phẩm hoặc các chất bổ sung. Bổ sung nhiều thực phẩm từ động vật như trứng, sữa, cá, thịt gia cầm có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt Vitamin B12. Những người ăn chay trường hoặc ăn kiêng nghiêm ngặt thường có nguy cơ thiếu Vitamin B12 cao và nên tiêm bổ sung Vitamin B12 trong thai kỳ.

Thiếu máu do thiếu Folate

Folate hay Acid Folic là một loại Vitamin nhóm B kết hợp cùng sắt để giúp tăng trưởng cho tế bào và sản xuất hồng cầu. Thiếu Folate có thể dẫn đến thiếu máu và tăng nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nguyên nhân thiếu Folate trong thai kỳ thường do chế độ ăn uống nghèo Folate hoặc cơ thể không hấp thụ đủ Folate từ thực phẩm.

Ai có nguy cơ bị thiếu máu khi mang thai?

  • Những người ăn chay hoặc ăn chay trường nghiêm ngặt.
  • Những người mắc bệnh crohn, Celiac
  • Phụ nữ có tiền sử thiếu máu trước khi mang thai
  • Mang đa thai (Sinh đôi, sinh ba)
  • Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu các dưỡng chất quan trọng
  • Bà bầu thường xuyên bị nôn do ốm nghén
  • Phụ nữ mang thai ở độ tuổi trẻ hoặc lớn tuổi

Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu thiếu máu trong thai kỳ

Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu thiếu máu
Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu thiếu máu

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu máu thai kỳ có thể dễ bị bỏ qua. Trên thực tế, nhiều người thậm chí không nhận ra mình bị thiếu máu cho đến khi phát hiện ra bệnh trong xét nghiệm. Dưới đây là một số dấu hiệu thiếu máu phổ biến thường gặp ở mẹ bầu:

Da nhợt nhạt

Da nhợt nhạt là một trong những dấu hiệu xảy ra phổ biến nhất của thiếu máu. Khi số lượng hồng cầu giảm, da sẽ mất đi sự hồng hào và trở nên nhợt nhạt.

Tóc gãy rụng nhiều, móng tay khô

Khi thiếu máu, tóc và móng tay thường trở nên yếu ớt hơn bình thường do thiếu hụt chất nuôi dưỡng. Bà bầu lúc này có thể dễ nhận thấy tình trạng tóc dễ bị gãy rụng và móng tay nhợt nhạt, ít hồng hào, giòn yếu dễ gãy dù không tác động gì.

Giảm khả năng gắng sức, cơ thể mệt mỏi hơn

Một dấu hiệu khác của thiếu máu là giảm khả năng gắng sức. Bà bầu dễ cảm thấy mệt mỏi sau khi làm việc hoặc vận động nhẹ nhàng. Trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng, bà bầu thường xuyên xuất hiện các dấu hiệu khó thở, đánh trống ngực liên tục, hoa mắt kéo dài … thậm trí có thể ngất xỉu.

Ý thức bị ảnh hưởng

Bà bầu bị thiếu máu trong thời gian dài có thể gặp các vấn đề về thần kinh hoặc ý thức bị ảnh hướng như khó tập trung, đầu óc mơ hồ, giảm trí nhớ, dễ cáu gắt, mất ngủ thường xuyên…

Dễ bị nhiễm trùng

Hệ miễn dịch của sản phụ sẽ bị suy giảm đi nhanh chóng khi thiếu máu trong quá trình mang thai. Bà bầu có thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng như các bệnh liên quan về tiêu hóa, hô hấp… do cơ thể không đủ đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh.

Thiếu máu khi mang thai cần được điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào triệu chứng, độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của tình trạng mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Thông thường các tình trạng thiếu máu xuất hiện ở bà bầu xảy ra do nguyên nhân chính là thiếu sắt. Vậy nên việc điều trị sẽ bao gồm tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu sắt hoặc dùng viên uống bổ sung trong trường hợp thiếu máu nghiêm trọng. Để tăng hấp thu sắt trong cơ thể, bà bầu nên kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dâu tây, kiwi… 

Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu thiếu máu

Tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt

Thiếu máu ở bà bầu thường do thiếu sắt, do đó việc bổ sung sắt cho bà bầu từ thực phẩm là rất quan trọng. Các thực phẩm giàu chất sắt bao gồm:

  • Các loại thịt đỏ, bao gồm: thịt bò, thịt heo, thịt gà…
  • Hải sản: Cá hồi, cá thu, tôm, cua.
  • Các loại đậu: Đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ.
  • Các loại rau: Cải bó xôi, bông cải xanh, rau dền.
  • Các trái cây: Quả, táo, nho khô, cam…

Việc kết hợp những thực phẩm này vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường lượng sắt trong cơ thể, cải thiện tình trạng thiếu máu.

Xem thêm: Top 10 thực phẩm giàu sắt cho bà bầu

Bổ sung viên uống sắt tổng hợp

Bên cạnh bổ sung sắt từ các nguồn thực phẩm, bổ sung sắt từ các viên uống tổng hợp cũng rất cần thiết, đặc biệt đối với những trường hợp mẹ bầu thiếu máu nặng. Tuy nhiên, việc bổ sung viên sắt cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo liều lượng phù hợp và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Chủ động ngăn ngừa thiếu máu

Phòng ngừa thiếu máu là bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Các biện pháp phòng ngừa thiếu máu thai kỳ, bao gồm:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị thiếu máu kịp thời.
  • Chế độ ăn uống cân bằng đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất như vitamin C để tăng cường hấp thu sắt.

Các nguồn bổ sung sắt khác

Để cải thiện tình trạng thiếu máu thai kỳ, ngoài chú trọng bổ sung sắt, trong giai đoạn mang thai mẹ bầu cũng nên chú ý bổ sung các chất khác như acid folic, Vitamin B12, Vitamin C… Bởi chúng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu.

Những lưu ý mẹ có thai cần nhớ khi bổ sung sắt

  • Không tự ý dùng viên uống bổ sung sắt khi chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Theo dõi các triệu chứng bất thường như táo bón, tiêu chảy, mệt mỏi, đi ngoài phân đen… trong quá trình bổ sung sắt để có sự can thiệp kịp thời
  • Đảm bảo đủ uống nước để giảm tác dụng phụ khi bổ sung sắt.
  • Không uống trà, cà phê và các đồ uống kích thích gây giảm khả năng hấp thụ sắt
  • Sữa chứa canxi, vì vậy không uống cùng thời điểm dùng viên uống bổ sung sắt hoặc trong các bữa ăn giàu sắt, do ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Bổ sung quá nhiều sắt có gây tác dụng phụ không?

Bổ sung sắt trong quá trình mang thai là tốt, tuy nhiên không nên vì thế mà bổ sung quá nhiều. Việc bổ sung vượt mức nhu cầu khiến cơ thể dư thừa sắt. Lượng sắt thừa đó, nếu không được đào thải ra khỏi cơ thể có thể gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón… nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng. 

Tùy tình trạng thiếu máu thai kỳ của mỗi mẹ bầu, mà bác sĩ sẽ chỉ định nhu cầu bổ sung sắt khác nhau. Do đó, để đảm bảo an toàn và bổ sung hiệu quả mẹ bầu thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM