Mắt đổ ghèn ở trẻ em: Top 4 nguyên nhân chính gây nên?

27/01/2024

Mắt đổ ghèn là hiện tượng thường bắt gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nó lại phổ biến hơn ở trẻ em, nhất là khi các bé mới ngủ dậy. Ở bài viết này, cùng đi tìm hiểu về hiện tượng mắt đổ ghèn ở trẻ em và tìm ra nguyên nhân, cách khắc phục mắt đổ ghèn tốt nhất nhé. 

Hiện tượng mắt đổ ghèn ở trẻ em 

Rất hay bắt gặp hiện tượng mắt đổ ghèn ở trẻ em
Rất hay bắt gặp hiện tượng mắt đổ ghèn ở trẻ em

Mắt đổ ghèn hay còn được gọi là gỉ mắt, là hiện tượng xuất hiện mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy. Mắt phải tiết ra lớp màng dịch để giữ ẩm cho mắt thường xuyên, vào ban đêm khi mắt khép lại để nghỉ ngơi thì lớp dịch này sẽ tích tụ và đóng vảy dọc lông mi và khóe mắt tạo thành ghèn mắt. 

Tuy nhiên nếu mắt trẻ xuất hiện các hiện tượng sau thì đó là dấu hiệu bất bình thường, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn

  • Mắt xuất hiện nhiều mủ vàng, khiến 2 mí mắt bé dính chặt vào nhau
  • Ghèn mắt có màu xanh lá, màu trắng hoặc màu lạ 
  • Trẻ bị đau rát vùng khóe mắt, mắt sưng đỏ  

Nguyên nhân mắt đổ ghèn ở trẻ em

Do tiếp xúc nhiều với bụi bẩn, có dị vật trong mắt

Mắt đổ ghèn ở trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân gây ra
Mắt đổ ghèn ở trẻ nhỏ do rất nhiều nguyên nhân gây ra

Việc mắt bé tiếp xúc nhiều môi trường có bụi bẩn, cát, sạn hoặc các dị vật khác như lông mèo, lông chó,…có thể bám vào mắt bé bất cứ lúc nào. Nếu các dị vật không được loại bỏ kịp thời thì mắt sẽ tiết ra chất nhầy để đẩy các dị vật ra ngoài và khiến mắt đổ ghèn. 

Thời gian các dị vật ở trong mắt quá lâu có thể gây ra nhiễm trùng mắt, làm tổn thương mắt bé và có thể làm suy giảm thị lực. 

Nhiễm vi khuẩn, vi rút 

Mắt đổ ghèn do nhiễm vi khuẩn, vi rút là một loại nhiễm trùng mắt, gây ra hiện tượng 2 mí mắt trẻ bị dính vào nhau và có nhiều mủ sau khi ngủ dậy. Biểu hiện của nhiễm trùng mắt là khi lòng trắng mắt xuất hiện các đường vân màu hồng, mắt có nhiều nước. 

Bé hay dụi mắt sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào mắt và làm tổn thương mắt 
Bé hay dụi mắt sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập vào mắt và làm tổn thương mắt

Bé có thể bị nhiễm trùng do hay đưa tay lên dụi mắt hoặc do tay của cha mẹ không đảm bảo vệ sinh trước khi chạm vào mắt bé. 

Trẻ bị các bệnh lý về mắt

  • Viêm kết mạc (đau mắt đỏ): Khi trẻ mắc phải bệnh lý này, mắt bé sẽ có các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, đau rát mắt,…đi kèm với đó là mắt đổ ghèn nhiều do mắt bị viêm. 
Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ thường xuyên xuất hiện ghèn mắt mỗi khi ngủ dậy 
Trẻ bị đau mắt đỏ sẽ thường xuyên xuất hiện ghèn mắt mỗi khi ngủ dậy
  • Tắc tuyến lệ: Đây là bệnh lý không gây nguy hiểm cho bé, thường bắt gặp ở các bé dưới 1 tuổi. Tuy nhiên bệnh lý này lại khiến mắt đổ ghèn mỗi khi ngủ dậy nhất là vào buổi sáng. 
  • Viêm mí mắt (viêm bờ mi): Tình trạng nhiễm trùng trong mắt dẫn đến mắt bị viêm mí mắt. Điều này khiến mắt trẻ bị kích thích dẫn tới mắt đổ ghèn nhiều, lông mi bé sẽ bị ghèn mắt dính chặt lại và gây đau cho bé khi bé cố mở mắt. 
  • Lên lẹo mắt: Lẹo mắt là hiện tượng mí mắt bé xuất hiện cục u hoặc mụn mủ ở rìa mí mắt, là hiện tượng của sưng bờ mi mắt cấp tính. Khi căn bệnh này tiến triển nặng hơn sẽ khiến mắt đổ ghèn. 
Mắt bị lên lẹo có thể dẫn đến mắt đổ ghèn 
Mắt bị lên lẹo có thể dẫn đến mắt đổ ghèn
  • Khô mắt: Là hiện tượng tuyến lệ hoạt động không hiệu quả để bôi trơn mắt. Khi đó mắt sẽ bị khô và xuất hiện ghèn mắt. 

Mẹ vệ sinh mắt cho trẻ chưa đúng cách 

Mẹ vệ sinh mắt cho bé quá kỹ có thể khiến mắt bé bị khô, hoặc mẹ vệ sinh mắt cho bé chưa kĩ và sạch, vệ sinh qua loa vì sợ làm tổn thương mắt bé,… sẽ dẫn tới xuất hiện ghèn mắt. 

Cách khắc phục mắt đổ ghèn ở trẻ em 

Dùng khăn mềm và nước sạch hoặc nước muối sinh lý

Vệ sinh mắt bé sạch sẽ để hạn chế tình trạng mắt đổ ghèn 
Vệ sinh mắt bé sạch sẽ để hạn chế tình trạng mắt đổ ghèn

Mẹ cần chuẩn bị khăn xô mềm hoặc khăn sữa, tránh sử dụng bông gòn vì nó có thể để lại các sợi bông dính trên mắt bé. Chuẩn bị nước ấm hoặc nước muối sinh lý, sau đó dùng khăn thấm nước để lau sạch ghèn mắt cho bé. 

Lưu ý khi lau mắt cho bé:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lau mắt cho bé.
  • Lau nhẹ nhàng từ khóe mắt ra đuôi mắt, đổi đầu khăn, vị trí khác trên khăn khi lau bên mắt còn lại để tránh nhiễm trùng. 
  • Không lau vào sâu trong mí mắt trẻ, mỗi ngày nên lau từ 2 đến 3 lần hoặc khi nào thấy có ghèn thì lau cho bé. 
  • Không lau quá mạnh để tránh làm tổn thương đến giác mạc và kết mạc của trẻ, làm trẻ bị đau và xước, đỏ da. 
  • Giặt khăn sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng để không gây nấm mốc và tạo ổ vi khuẩn. 

Dùng gạc vệ sinh mắt 

Một biện pháp vệ sinh mắt cho bé, tránh tình trạng mắt đổ ghèn tiện lợi và an toàn hơn đó là sử dụng gạc vô khuẩn để vệ sinh mắt cho bé. Dùng gạc vô khuẩn để vệ sinh mắt hàng ngày giúp loại bỏ dịch tiết, ghèn mắt 1 cách hiệu quả và phòng ngừa được các bệnh lý về mắt ở trẻ. 

Gạc vô khuẩn vệ sinh mắt cho bé Altawell 
Gạc vô khuẩn vệ sinh mắt cho bé Altawell

Gạc vệ sinh mắt Altawell với chiết xuất trà xanh, tràm trà và vitamin E giúp làm sạch, giảm viêm và kháng khuẩn chống viêm hiệu quả, giúp mắt trẻ được làm sạch và loại bỏ chất tiết, dịch mắt hay ghèn mắt,… ngay sau khi sử dụng. Khi lau mắt bằng gạc mắt thì nên sử dụng mỗi bên mắt 1 chiếc gạc riêng, dùng xong thì nên bỏ vào sọt rác. 

Dùng thuốc nhỏ mắt 

Dùng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để làm sạch mắt và chống mắt đổ ghèn 
Dùng loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để làm sạch mắt và chống mắt đổ ghèn

Nước nhỏ mắt giúp loại bỏ các bụi bẩn, dị vật trong mắt một cách hiệu quả và làm sạch được ghèn mắt. Cha mẹ chỉ cần nhỏ 1 giọt vào góc trong của mắt bé và hướng dẫn bé nhắm, chớp mắt để loại bỏ bụi bẩn và ghèn mắt. 

Mắt đổ ghèn ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra. Các bậc làm cha mẹ nên quan tâm đến vấn đề vệ sinh mắt cho bé để tránh tình trạng mắt đổ ghèn nhiều khiến bé khó chịu.

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM