5+ điều cần biết khi chăm sóc sản phụ sau sinh mổ

22/07/2024

Những ngày đầu sau sinh, cơ thể người mẹ còn rất yếu, đặc biệt là sản phụ sinh mổ. Do đó, một chế độ chăm sóc sản phụ sau sinh hợp lý để nhanh chóng hồi phục sức khỏe là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc chăm sóc sản phụ này không phải ai cũng có kinh nghiệm ngay, nhất là với những người lần đầu làm cha mẹ. Dưới đây là những thông tin về chăm sóc sản phụ sau sinh mổ. Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Chăm sóc phụ nữ sau sinh mổ tại Bệnh Viện

Chăm sóc phụ nữ sau sinh mổ tại Bệnh Viện

Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ ngày đầu tiên

Ngay sau khi kết thúc ca sinh, sản phụ sẽ được chuyển đến phòng hồi sức để theo dõi các chỉ số như huyết áp, nhiệt độ, mạch, sản dịch và tình trạng co hồi tử cung. Trong thời gian này, sản phụ sẽ được bác sĩ và các y tá hộ sinh đặc biệt theo dõi để đảm bảo không có biến chứng nào có thể xảy ra và xử trí kịp thời nếu có bất thường.

Trong khoảng 6 tiếng sau sinh, đường ruột và dạ dày của sản phụ còn hoạt động yếu, tiêu hóa thức ăn kém do đó chưa nên cho sản phụ ăn mà chỉ nên uống nước lọc. Người nhà có thể cho sản phụ ăn khi đã xì hơi hoặc đi đại tiện được. Đồ ăn lúc này nên là những món nhẹ bụng, dễ tiêu như cháo loãng hoặc hoa quả mềm. 

Sau khi hết thuốc tê, sản phụ sẽ cảm thấy đau ở vết mổ nên cần được nghỉ ngơi trên giường. Nhân viên y tế hoặc người nhà có thể hỗ trợ sản phụ thay đổi tư thế nhẹ nhàng. Việc vận động nhẹ nhàng như xoay người, cử động tay chân, tập ngồi nhẹ nhàng ngay sau khi sinh có thể ngăn ngừa tình trạng huyết khối có thể xảy ra.

Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ ngày thứ hai

Vào ngày thứ hai, vết mổ của sản phụ có thể vẫn còn đau nhiều nhưng không vì thế mà nằm một chỗ quá lâu. Việc không vận động sau sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông ở chân tay, táo bón sau sinh, phổi ứ đọng hoặc các biến chứng khác.

Sản phụ nên cố gắng ngồi dậy và tập đi nhẹ nhàng trong phòng. Việc vận động của sản phụ sau sinh cần được theo dõi sát sao của người nhà do lúc này cơ thể sản phụ còn yếu, mất máu quá nhiều trong quá trình sinh dễ khiến sản phụ bị hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp dẫn tới vấp, té trong khi vận động.

Chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ ngày thứ ba

Ngày thứ 3, sức khỏe sản phụ dần hồi phục và bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn. Việc di chuyển, vận động lúc này cũng trở nên dễ dàng hơn, sản phụ nên tập đi lại nhiều trong phòng hoặc ngoài hành lang khoa với quãng đường và thời gian dài hơn. Ngoài ra, chức năng tiêu hóa, tình trạng vết mổ và sản dịch cũng cần được theo dõi sát sao. Sản phụ nên uống đủ nước và có thể bắt đầu ăn cơm từ ngày này.

Chăm sóc sản phụ sau mổ đẻ từ ngày thứ 4 trở đi

Từ ngày thứ tư trở đi, sản phụ có thể ăn uống bình thường. Người nhà cần chú ý bổ sung đa dạng các loại thực phẩm để hỗ trợ sản phụ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau sinh. Bên cạnh đó, vết mổ của sản phụ cũng cần được vệ sinh và kiểm tra thường xuyên tránh các xảy ra các nguy cơ nhiễm trùng.

Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ khi xuất viện 

Chế độ dinh dưỡng giúp vết mổ sau sinh nhanh lành

Chế độ dinh dưỡng giúp vết mổ sau sinh nhanh lành

Chế độ dinh dưỡng sau sinh được cho là yếu tố quan trọng trong việc phục hồi không chì trong chăm sóc sản phụ sau sinh mổ mà còn cả trong chăm sóc sản phụ sinh thường. Một chế độ cân bằng và giàu dinh dưỡng không chỉ giúp sản phụ nhanh chóng lấy lại sức khỏe mà còn thúc đẩy quá trình làm lành vết mổ sau sinh. Các nhóm thực phẩm sản phụ sau sinh mổ cần chú ý bổ sung trong thực đơn hàng ngày giúp vết mổ nhanh lành:

  • Các thực phẩm giàu đạm, sắt như thịt bò, tôm, cá, thịt gà, gan, trứng…
  • Các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất như cải bó xôi, bông cải xanh, cà rốt, cam, dâu tây, kiwi…
  • Omega -3 cũng có tác dụng chống viêm và hỗ trợ quá trình lành vết thương hiệu quả. Các nguồn thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm: cá hồi, quả óc chó, dầu hạt lanh…
  • Uống đủ nước hàng ngày giúp duy trì lượng dịch trong cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ và giúp vết mổ nhanh lành. Các sản phụ sau sinh nên uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày.

Ngoài ra, để đảm bảo vết mổ sau sinh nhanh lành và tránh các biến chứng, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày sản phụ nên tránh một số thực phẩm sau:

  • Đồ ăn nhanh, chiên xào, chế biến sẵn: Những thực phẩm này chứa nhiều dầu mỡ và các chất bảo quản có thể gây viêm và làm chậm quá trình lành vết mổ.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, muối: Bánh kẹo, nước ngọt, các đồ ăn chứa nhiều đường, muối có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng vết mổ sau sinh.
  • Các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cafe

Xem thêm: Bổ sung thực phẩm giàu sắt dành cho mẹ bầu

Vận động, nghỉ ngơi

Sau sinh mổ, sản phụ nên bắt đầu vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập các bài tập yoga, cardio ngắn… để cải thiện tuần hoàn máu, giảm nguy cơ huyết khối và hỗ trợ quá trình làm lành vết mổ. Tuy nhiên cần lưu ý tránh các hoạt động gắng sức, làm việc nặng ít nhất trong 6 tuần đầu sau sinh để tránh ảnh hưởng tới vết mổ và tổn thương tầng sinh môn

Ngoài ra, chế độ nghỉ ngơi hợp lý và ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng với các bà mẹ sau sinh mổ. Mẹ nên dành thời gian ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi ngày. Sau sinh cơ thể yếu, việc chăm con có thể khiến mẹ quá sức. Vì vậy, người thân nên hỗ trợ tạo điều kiện cho mẹ nghỉ ngơi, thư giãn tránh căng thẳng, lo âu.

Cho con bú

Sau sinh, nguồn sữa non của mẹ tiết ra chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và đề kháng tốt cho sự phát triển cũng như miễn dịch của bé vì vậy mẹ cần cho con bú ngay khi sữa về càng sớm càng tốt. Đồng thời, việc cho con bú cũng giúp tử cung co hồi nhanh hơn và giảm nguy cơ băng huyết sau sinh. Sản phụ cần cho con bú đều đặn và đảm bảo bầu ngực và tuyến sữa luôn sạch sẽ để tránh viêm nhiễm.

Vệ sinh

Tương tự như chăm sóc sản phụ đẻ thường, với các bà mẹ sinh mổ, việc vệ sinh cơ thể sau sinh cũng cần được thực hiện hết sức cẩn thận tránh các nguy cơ nhiễm trùng và giúp vết mổ nhanh lành.

  • Vệ sinh vết mổ: Vết mổ cần được giữ sạch và khô ráo. Dùng gạc thấm khô vết mổ tránh để nước đọng sau khi tắm gây viêm nhiễm. Chú ý luôn giữ và chăm sóc vết mổ sau sinh khô sạch, đặc biệt trong những ngày đầu sau sinh. Việc vệ sinh sát trùng vết mổ có thể sử dụng dung dịch Povidine iod 10% hoặc Betadine để thúc đẩy quá trình phục hồi sẹo và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
  • Tắm gội: Các bà mẹ sinh mổ có thể tắm gội sau từ 5-7 ngày khi vết mổ đã khô bề mặt và tình trạng sức khỏe đã ổn định. Khi tắm gội, sản phụ nên sử dụng nước ấm hoặc các sản phẩm tẩy rửa dịu nhẹ và tắm dưới vòi hoa sen, hạn chế nước rớt vào vết mổ. Trong trường hợp mẹ sau sinh vết mổ chưa khô chưa được tắm gội, có thể dùng các khăn lau chuyên dụng chứa thành phần dược liệu, sát khuẩn để vệ sinh cơ thể như khăn y tế gừng nghệ Altawell. Sản phẩm an toàn, lành tính được bào chế dựa theo công thức rượu cốt gừng nghệ trong dân gian giúp sát khuẩn, làm lành vết thương hiệu quả.
  • Vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp. Tùy thuộc vào lượng sản dịch tiết ra mà số lần vệ sinh trong ngày có thể nhiều hay ít, trung bình là 3 lần vào sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Các loại băng, giấy vệ sinh, khăn thấm cần đảm bảo sạch sẽ khi sử dụng. Lưu ý khi vệ sinh xong cần dùng khăn thấm thật khô, tránh tạo môi trường ẩm ướt là cơ hội gây viêm nhiễm sau sinh.

Sức khỏe tình dục

Để đẩy hết sản dịch dư thừa ra ngoài, thông thường sản phụ cần mất khoảng 4-6 tuần sau sinh. Tuy nhiên, với các sản phụ sinh mổ thời gian hồi phục sẽ cần lâu hơn, vì thế thời gian kiêng quan hệ tình dục cũng kéo dài hơn so với sản phụ sinh mổ.

Quá trình sinh mổ mặc dù không bị rạch tầng sinh môn như sinh thường nhưng vết mổ ở bụng khiến sản phụ phải chịu nhiều đau đớn và mất nhiều thời gian để lành hơn. Chưa kể việc lấy thai nhi gây nhiều áp lực, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Do đó, phụ nữ sau sinh mổ cần nhiều thời gian nghỉ ngơi để vết mổ mau liền và lành sẹo.

Vết mổ sau sinh rất dễ bị bục, rách dẫn đến các viêm nhiễm nếu không được kiêng cữ đúng cách. Vì thế, các phụ nữ sau sinh mổ thường được bác sĩ khuyên rằng nên kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng và khả năng phục hồi của mỗi người mà nhiều mẹ cơ thể có thể phục hồi sớm hơn, không còn đau và có hứng thú thì cũng có thể quan hệ sớm hơn.

Một số lời khuyên cho sản phụ trong việc chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà

Một số lời khuyên cho sản phụ trong việc chăm sóc vết mổ sau sinh tại nhà

  • Chỉ nên sử dụng khăn, gạc mềm đã được tiệt trùng để lau và vệ sinh vết mổ\
  • Giữ vết mổ khô ráo, tránh dính nước trong quá trình tắm gội
  • Hạn chế vận động mạnh, quá sức gây ảnh hưởng đến vết mổ sau sinh
  • Mới sinh vết mổ có thể xuất hiện tình trạng sưng, đau sản phụ có thể chườm lạnh để hỗ trợ
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng trong quá trình lành sẹo

Lưu ý các vấn đề bất thường của mẹ và bé

Trong quá trình chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ tại nhà, nếu xuất hiện một số bất thường sau cần đưa sản phụ tới bệnh viện để thăm khám và xử trí kịp thời. Cụ thể:

  • Bụng dưới đau dữ dội, đặc biệt vị trí vết mổ
  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  • Vết mổ có trình trạng ngứa, nóng đỏ xung quanh, sưng, tấy và dịch mủ chảy ra có mùi hôi
  • Sản dịch có mùi hôi, chảy máu quá nhiều
  • Cơ thể thường xuyên xuất hiện các triệu chứng đau ngực, khó thở hoặc chân sưng đau
  • Tiêu chảy, táo bón nặng
  • Tâm lý không ổn định thường xuyên có các biểu hiện lo lắng quá mức, tâm trạng vui buồn thất thường, không quan tâm đến con hoặc có những suy nghĩ tiêu cực ảnh hưởng xấu đến bản thân và đứa trẻ.

Các bất thường cần lưu ý đối với bé:

  • Sốt cao trên 38 độ hoặc nhiệt độ thấp bất thường dưới 36 độ
  • Bé thở nhanh, khò khè khó thở hoặc thở rít
  • Da và mắt bé vàng sậm kéo dài hơn 2 tuần sau sinh
  • Bé quấy khóc, không ăn hoặc nôn mửa nhiều
  • Phân của bé có màu bất thường, có dính máu
  • Bé ít phản ứng với môi trường xung quanh, không nhìn theo hoặc không đáp lại các kích thích như ánh sáng, tiếng động
  • Bé khóc nhiều và liên tục, không dỗ được

Trên đây là toàn bộ “5+ điều cần biết khi chăm sóc sản phụ sau sinh mổ”. Mong rằng bài viết đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc. Để được hỗ trợ các vấn đề về sức khỏe, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay đến chúng tôi, Altaco luôn sẵn sàng lắng nghe các câu hỏi của bạn.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM