Trẻ chậm lớn: 6 nguyên nhân chính và cách khắc phục

02/04/2024

Trẻ chậm lớn là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Việc trẻ chậm lớn có rất nhiều nguyên nhân cả do khách quan lẫn chủ quan dẫn tới. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bậc phụ huynh thông tin về nguyên nhân, giải pháp và dinh dưỡng cho trẻ chậm lớn.

Nguyên nhân trẻ chậm lớn

Chế độ ăn không khoa học

Ăn quá nhiều 1 vài nhóm thức ăn sẽ khiến bé bị thiếu hụt chất của nhóm khác, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. 
Ăn quá nhiều 1 vài nhóm thức ăn sẽ khiến bé bị thiếu hụt chất của nhóm khác, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
  • Trẻ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng: Chế độ ăn hàng ngày thiếu đa dạng, ít rau xanh, trái cây hoặc không cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. 
  • Trẻ ăn quá nhiều một số loại thực phẩm: Việc ăn quá nhiều một số nhóm thực phẩm sẽ khiến bé thừa chất của nhóm đó và có thể gây chứng rối loạn tiêu hóa đường ruột. Bé có thể sẽ chán ăn, không thèm ăn và có thể khiến bé chậm lớn. 

Trẻ biếng ăn

Biếng ăn khiến bé thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và các axit amin dẫn đến làm chậm quá trình phát triển và tăng trưởng ở trẻ, khiến trẻ chậm lớn. Nguyên nhân điển hình của biếng ăn là do trẻ thiếu kẽm và các chất như lysine, khiến trẻ ăn không ngon miệng và không kích thích tiêu hóa. 

Do ảnh hưởng từ thời kỳ mang thai

Nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang bầu thì có thể ảnh hưởng đến con 
Nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang bầu thì có thể ảnh hưởng đến con

Mẹ không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Thiếu dưỡng chất khiến trẻ sinh ra thường hay ốm vặt, hay bệnh và ăn uống kém hơn những đứa trẻ khác và dẫn đến tình trạng chậm lớn. 

Hấp thu kém 

Trẻ hấp thu kém khiến cơ thể không dung nạp đủ các dưỡng chất và dẫn đến trẻ chậm phát triển, chậm lớn, chậm tăng cân. Hấp thu kém cũng khiến trẻ hay bị ốm vặt, bị rối loạn tiêu hóa. 

Trẻ có chế độ sinh hoạt không phù hợp 

Ngoài việc ăn uống thì chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Điển hình như việc trẻ mất ngủ, ngủ không đủ giấc, học quá sức,…đều ảnh hưởng đến trẻ, làm trẻ chậm lớn. 

Ngoài ra, trẻ gặp các vấn đề về tâm lý như trẻ hay buồn phiền, lo lắng, stress quá nhiều,…cũng gây ra những áp lực trong quá trình phát của trẻ. 

Sử dụng thuốc trong thời gian dài

Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. 
Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ em là đối tượng hay bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, chính vì thế không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc. Một số loại thuốc sẽ đem đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa hoặc khiến bé chán ăn,…Điều này khiến bé không hấp thu đủ dưỡng chất và có thể chậm lớn. 

Trẻ chậm lớn phải làm sao?

Cải thiện chế độ dinh dưỡng

  • Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, bao gồm protein, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất,…
  • Không ép trẻ ăn, chỉ cho ăn lượng vừa đủ.
  • Bổ sung dinh dưỡng ngoài bữa ăn chính: sữa, sữa chua, trái cây, men vi sinh.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa/ngày, có thể cho ăn thêm bữa tối trước khi ngủ.

Tăng cường vận động: Cho trẻ chơi các trò chơi vận động phù hợp với độ tuổi để tăng cường sức khỏe và kích thích phát triển. Các hoạt động như đạp xe, tập thể dục, chơi bóng, vui đùa cùng các bạn đồng trang lứa,…đều giúp bé tăng sức đề kháng, phát triển chiều cao, hạn chế thấp nhất tình trạng trẻ chậm lớn. 

Khuyến khích trẻ tập thể thao, vui chơi, chạy nhảy để phát triển thể chất, giảm tình trạng chậm lớn
Khuyến khích trẻ tập thể thao, vui chơi, chạy nhảy để phát triển thể chất, giảm tình trạng chậm lớn

Đi khám dinh dưỡng định kỳ: Nên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để có thể nắm bắt được tình hình sức khỏe của bé và có phương pháp điều chỉnh kịp thời nếu bé đang không đủ dinh dưỡng. Đây là 1 giải pháp giúp bé luôn khỏe mạnh và giúp tăng trưởng tốt hơn. 

Trẻ biếng ăn chậm lớn nên bổ sung gì?

Trẻ chậm lớn chủ yếu là do biếng ăn và ăn uống không khoa học chính vì thế bé cần được bổ sung thêm các vi dưỡng chất để cải thiện vị giác cho bé giúp bé ăn ngon, tăng cường miễn dịch, tăng đề kháng cho bé. Điển hình như các chất sau: 

  • Kẽm: Kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch, kích thích vị giác và hỗ trợ tiêu hóa.
  • Lysine: Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và phát triển chiều cao.
  • Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ phát triển hệ thần kinh.
  • Canxi: Canxi giúp phát triển hệ xương, răng chắc khỏe.

Các cha mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất cho bé thông qua đường ăn uống hoặc thực phẩm chức năng. Với các thực phẩm bổ sung cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm Altawell Thymosin, đây là sản phẩm đem đến 3 công dụng cho bé đó là giúp ăn ngon, ít ốm và tăng trưởng tốt.

Altawell Thymosin có dạng ống, giúp cha mẹ cho bé uống dễ dàng, vị thơm ngon  giúp bé hợp tác uống
Altawell Thymosin có dạng ống, giúp cha mẹ cho bé uống dễ dàng, vị thơm ngon  giúp bé hợp tác uống

Altawell Thymosin có nhiều thành phần tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ như kẽm, lysine, thymomodulin, vitamin nhóm B, NeoGOS P-70, iod,…Đặc biệt còn bổ xung thêm chiết xuất cải bó xôi giúp cải thiện hệ tiêu hóa cho bé hiệu quả. Cha mẹ chỉ cần bổ sung 1 sản phẩm này là đã mang đến 3 tác động cho bé, không cần phải bổ sung nhiều loại sản phẩm và cũng không lo con không chịu uống, nôn trớ vì sản phẩm này có hương thơm và vị dịu ngọt của trái cây. 

Hy vọng thông qua bài viết trên sẽ giúp cha mẹ tìm ra được nguyên nhân con yêu chậm lớn và tìm được cách khắc phục nhé.  

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM