Bệnh hậu sản sau sinh là gì ? 5 bệnh hậu sản thường gặp và cách phòng ngừa

19/07/2023

Vượt cạn 9 tháng 10 ngày là cả một hành trình hạnh phúc của người mẹ, nhưng đánh đổi điều đó là những vấn đề sức khỏe báo động. Vì vậy, sau khi sinh sản phụ cần được chăm sóc trong điều kiện tốt để phục hồi sức khỏe tránh bị các bệnh hậu sản. Dưới bài viết này, Altawell sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh hậu sản sau sinh, hậu quả của bệnh hậu sản và cách khắc phục.

Bệnh hậu sản sau sinh nỗi lo sợ của mẹ bỉm sữa
Bệnh hậu sản sau sinh nỗi lo sợ của mẹ bỉm sữa

Hậu sản sau sinh là gì ? Bệnh hậu sản và nguyên nhân nào gây ra ?

Hậu sản sau sinh là gì ?

Hậu sản sau sinh là khoảng thời gian mà bất kì phụ nữ sau sinh cũng sẽ trải qua. Đây là khoảng thời gian được tính vào 6 tuần sau sinh, trong thời gian ở cữ. Trong thời gian này nếu người phụ nữ không được chăm sóc đặc biệt, không kiêng cữ thì dễ có nguy cơ mắc bệnh hậu sản. 

Bệnh hậu sản và nguyên nhân nào gây ra? 

Bệnh hậu sản là bệnh lý ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần của phụ sản. Nguyên nhân chính gây ra do nhóm các yếu tố sau: 

  • Trong quá trình mang thai, người phụ nữ chịu nhiều áp lực căng thẳng, chất dinh dưỡng không được nạp đủ và thấp thụ, cơ thể suy yếu. 
  • Không kiêng cữ sau sinh gây ảnh hưởng đến việc phục hồi sức khỏe. Nhiều bà mẹ chủ quan trong việc kiêng trong thời gian ở cữ cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh hậu sản. 
  • Stress trong việc chăm con, tâm lý bất ổn không có sự an ủi về mặt người thân 
  • Không được nghỉ ngơi, ăn uống điều độ sau sinh. 
Sau sinh sản phụ gặp stress trong việc chăm sóc con và sức khỏe
Sau sinh sản phụ gặp stress trong việc chăm sóc con và sức khỏe

Những bệnh hậu sản sau sinh thường gặp và cách khắc phục 

Nhiễm trùng sau sinh 

Triệu chứng bệnh

Nhiễm trùng sau sinh hay còn gọi nhiễm khuẩn hậu sản là bệnh nhiễm khuẩn từ chính cơ thể phụ sản hoặc môi trường, người thân xung quanh. Bệnh có thể xuất phát từ âm đạo qua tử cung, qua vòi tử cung và vào phúc mạc. Các vi khuẩn này có thể xâm nhập qua nhau gây nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ. 

Những triệu chứng thường thấy khi mắc bệnh nhiễm trùng sau sinh là sốt cao trên 38 độ, mệt mỏi, hạ huyết áp, sản dịch khác thường,… Nhiễm trùng sau sinh có nhiều hình thái, cụ thể gồm:

  • Viêm niêm mạc tử cung
  • Nhiễm khuẩn âm đạo, âm hộ
  • Nhiễm trùng huyết

Cách khắc phục 

  • Làm sạch vùng kín hàng ngày, luôn để vùng kín khô ráo, sạch sẽ, thay quần lót thường xuyên. Không nên sử dụng giấy khô cứng làm rát âm đạo mà hãy dùng khăn vệ sinh vùng kín mềm mại để vệ sinh. 
  • Kiêng quan hệ vợ chồng sau sinh vì cơ quan sinh dục sau sinh cần được “phục hồi sức khỏe” lại. Nguyên nhân tiềm ẩn khi quan hệ có thể khiến bạn dễ nhiễm khuẩn gây bệnh hậu sản. 
  • Thường xuyên theo dõi sản dịch và cần đến gặp bác sĩ nếu có hiện tượng lạ. 
  • Lưu ý khi vệ sinh vùng kín tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo tránh gây tổn thường và khi rửa bằng đun sôi ấm. 

Sau sinh phụ nữ thường gặp phải hiện tượng dịch tiết âm đạo ra nhiều

Băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh là hiện tượng máu ra tiếp tục sau sinh trên 500ml ngả âm đạo hoặc trên 1.000ml sau mổ lấy thai. Bệnh hậu sản sau sinh này gây ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe của sản phẩm có thể nguy hại đến tính mạng. 

Triệu chứng bệnh 

  • Cơ thể sốc phản vệ: mệt, tím tái, da xanh xao, khát nước, mạch đập nhanh yếu, huyết áp tụt,…
  • Máu chảy liên tục và nhiều qua tử cung âm đạo hoặc trong tử cung 

Cách khắc phục 

  • Băng huyết sau sinh là một trường hợp nguy hiểm cho cơ thể và gây ra những hậu quả khó lường vì vậy khi có biểu hiện phải tham vấn bác sĩ và có phác đồ điều trị phù hợp. 

Tắc tia sữa

Tắc tia sữa là một trong những bệnh hậu sản sau sinh gây ảnh hưởng đến cả mẹ và con nhỏ.  Khi sữa không thoát ra ngoài được hoặc thoát ra lượng sữa rất nhỏ dù có tác động lực mạnh. Tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến áp xe vú, hình thành xơ tuyến vú, nhiễm trùng,…

Triệu chứng bênh 

  • Bầu ngực căng tức, đau khó chịu, không có sữa cho con bú
  • Cảm nhận được nhiều cục cứng trong bầu ngực. 
  • Có thể đi kèm những triệu chứng sốt. 

Cách khắc phục 

Một cách khắc phục hiệu quả hiện tượng tắc tia sữa là duy trì việc cho bé bú hàng ngày, không được ngừng bú dù đang tắc, mẹ chịu khó chịu đau để có thể cải thiện sớm nhất. Ngoài ra có thể sử dụng bình hút sữa và các biện pháp sau: 

  • Các mẹ hãy nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi đang cho con bú hoặc trong lúc hút sữa. Có thể sử dụng việc chườm ấm trên bầu ngực để sữa về. Đừng quên nghỉ ngơi, nạp chất dinh dưỡng đúng cách để sữa ra đều đặn hơn. 
  • Thay đổi tư thế cho con bú: có thể thay đổi nhiều từ thế cho con bú khác nhau sẽ giúp bạn thấy dễ chịu và các tia sữa được hút ra ngoài.

Áp xe vú

Áp xe vú là hiện tượng bị nhiễm trùng khuẩn trong tuyến vú. Ban đầu chỉ là những triệu chứng đau nhức tức ngực,… nếu không được xử lý sớm sẽ dẫn đến hoại tử vú, gây những tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày cho sản phụ. 

Triệu chứng bệnh

  • Hiện tượng thường thấy là vú sưng, nóng và đau, có nhân mềm, trong vú có nhiều dịch, hạch,…
  • Triệu chứng bên ngoài sốt cao, rét run
  • Khi thăm khám, các chỉ số xét nghiệm gồm xét nghiệm công thức máu cho kết quả bạch cầu trung tính tăng, xét nghiệm CRP tăng.

Cách điều trị

  • Nghỉ ngơi, dưỡng sức, cung cấp dinh dưỡng phục hồi sức khỏe, ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa,…
  • Không nên cho bé bú ở bên vú có hiện tượng áp xe vú. tránh nhiễm trùng sữa gây hại đến con
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Trầm cảm

So với các bệnh hậu sản sau sinh bên trên, trầm cảm là bệnh không gây đau, không vết thương ngoài nhưng lại là bệnh “ hành hạ” mệt mỏi nhất cho phụ nữ sau sinh. Đây là bệnh về tâm thần tác động vào não bộ gây ra những thay đổi suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. 

Trầm cảm hiện nay được chia làm nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng từ đó sẽ có những phác đồ điều trị tâm lý riêng. Trầm cảm còn được gọi là “ kẻ sát nhân thầm lặng” vì vậy hãy theo dõi những triệu chứng dưới đây để bạn không gặp phải nhé. 

Triệu chứng bệnh

  • Có thể mệt mỏi, suy nhược không có sức sống trong suốt khoảng thời gian dài từ đó dẫn đến những nghĩ tiêu cực bị bỏ rơi, không được quan tâm 
  • Luôn lo lắng, buồn chán không có nguyên nhân, thường xuyên đau đầu và mất ngủ kéo dài, ngủ không sâu giấc,…
  • Không còn ham muốn tình dục, cảm giác sợ hãi.
  • Chỉ một chi tiết nhỏ như mùi cơ thể, hay mùi hôi sữa khiến gia đình hay người thăm mẹ bỉm không muốn gần cũng khiến mẹ bầu trở nên nhạy cảm và mất tự tin.

Cách khắc phục 

Trầm cảm là bệnh về tâm thần vì vậy việc khắc phục bệnh lý này còn phụ thuốc rất nhiều vào yếu tố tác động từ bên ngoài, môi trường sống,… Khi các bà mẹ có những biểu hiện trầm cảm hãy tìm ra một phương pháp tâm lý trị liệu cho riêng mình có thể chia sẻ với người thân hoặc thăm khám các bác sĩ tâm thần. 

Sử dụng một số sản phẩm y tế vệ sinh cơ thể cho mẹ bỉm nhanh gọn tiện lợi để giúp các mẹ khử được mùi hôi cơ thể mà không sợ tiếp xúc với nước dẫn đến cảm lạnh.

Trầm cảm sau sinh khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu

Để hạn chế mắc các bệnh hậu sản sau sinh ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mẹ sau sinh, phụ sản cần chú tâm chăm sóc cơ thể kiêng cẩn thận trong thời gian ở cữ. Hãy học cách chăm sóc mẹ sau sinh đặc biệt trong khoảng thời gian 6 tuần đầu để cơ thể phụ sản được phục hồi tốt nhất không để lại các biến chứng xấu.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM