4+ Cách chữa cảm lạnh sau sinh cho bà đẻ hiệu quả, an toàn

08/08/2023

Cảm lạnh sau sinh nghe thì rất nhẹ nhàng đơn giản tuy nhiên căn bệnh này vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe cho cả phụ sản và em bé. Sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu, đặc biệt là hệ miễn dịch suy giảm khiến mẹ dễ bị các bệnh dễ gặp như cảm lạnh. Để giúp các mẹ có thể hồi phục mà không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này cũng như sức khỏe của bé, việc điều trị cảm lạnh cần đặc biệt chú trọng đến sự an toàn và hiệu quả. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ các cách chữa cảm lạnh sau sinh cho bà đẻ từ những phương pháp đơn giản, đến những trường hợp cần đến sự tư vấn của bác sĩ.

Cảm lạnh là gì?

Cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên. Nếu chỉ tính gây ra bệnh cảm lạnh thì có khoảng hơn 200 virus gây ra nhưng thường thì bệnh hay do virus Rhinovirus gây nên. Một số triệu chứng phổ biến của cảm lạnh có thể kể đến như: Sổ mũi, hắt hơi, ho, đau họng, mệt mỏi. Tuy bệnh này không gây nguy hiểm nhưng đối với những người có hệ miễn dịch yếu như các mẹ sau sinh thì rất dễ gây ra biến chứng nếu không chú ý.

Tham khảo thông tin tại: https://vnvc.vn/cam-lanh/

Phân biệt cảm lạnh với bệnh khác

Cảm lạnh thường rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác có cùng triệu chứng như viêm phổi, cúm nhưng cảm lạnh ở mức độ nhẹ hơn. Cúm thường có những triệu chứng mạnh như đau tức ngực, đau cơ, đau khớp, các bệnh về viêm phổi có thể gây tức ngực và đau ngực.

Nguyên nhân bà đẻ dễ mắc cảm lạnh sau sinh?

Bệnh cảm lạnh sau sinh thường xuyên gặp ở các bà đẻ vì nguyên nhân sức đề kháng của sản phụ kém hơn người bình thường. Cảm lạnh ảnh hưởng đến cả sức khỏe của người mẹ và em bé trong quá trình chăm sóc. Có rất nhiều nguyên nhân gây mắc cảm lạnh sau sinh, cơ bản do:

  • Tắm muộn hoặc do cơ thể yếu nhiễm gió. Lúc này sức khỏe bà đẻ chưa được phục hồi rất dễ bị nhiễm cảm.
  • Trong quá trình sinh mất máu quá nhiều, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch không kháng được virus
  • Không được ăn uống ngủ nghỉ đủ giấc. Nhiều bà mẹ stress, áp lực do thời gian chăm con quá nhiều, bé quấy khóc mà không được nghỉ ngơi.
Sau sinh sức khỏe sản phụ yếu dễ mắc cảm lạnh
Sau sinh sức khỏe sản phụ yếu dễ mắc cảm lạnh

Những triệu chứng khi mắc cảm lạnh sau sinh 

Cảm lạnh là một dạng viruts xâm nhập vào cơ thể con người ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những triệu chứng điển hình. Sau 1-3 ngày xâm nhập, các biểu hiện triệu chứng sẽ rõ ràng hơn cụ thể như: 

  • Đau họng khi ăn uống, nuốt nước bọt 
  • Thường ho khan, không đườm
  • Khó thở do tắc mũi
  • Sổ mũi, nước mũi trong
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược không có sức
  • Đau đầu, choáng váng 
  • Có cảm giác nóng lạnh thất thường, thường xuyên lạnh rét, ớn lạnh

Cảm lạnh sau sinh có nguy hiểm không?

Cảm lạnh sau sinh là bệnh lý thường gặp ở sản phẩm, bệnh này thường không gây hại đến tính mạng. Thông thường sau 2-3 ngày bênh sẽ thuyên giảm và tự miễn, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không chữa mà gây những biến chứng nặng. 

Cảm lạnh kéo dài có thể làm ảnh hưởng đến:

  • Gây ảnh hưởng đến tai mũi họng như viêm xoang, viêm phổi,…
  • Virus có thể lây qua bé trong suốt thời gian mẹ chăm sóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con 
  • Ảnh hưởng đến tia sữa, tắc tia sữa, ít sữa,…

Top 4+ cách chữa cảm lạnh sau sinh

Sinh hoạt đúng cách, giữ vệ sinh sạch sẽ

Cảm lạnh sau sinh là do cơ thể mẹ bị nhiễm virus, vì vậy cách đơn giản nhất và cũng quan trọng nhất là sinh hoạt đúng và vệ sinh cơ thể sạch. Sau sinh 3 tháng mẹ nên hạn chế động nhiều vào nước, tránh gió không tắm lâu và không ngâm mình trong bồn tắm.

Vào trời mùa hè, cơ thể mẹ hay ra nhiều mồ hôi trộm, lúc này mẹ nên lau người khô và sạch giữ cho cơ thể luôn khô ráo. Mẹ nên sử dụng các loại khăn lau có tính sát khuẩn an toàn như khăn gừng nghệ. Loại khăn giúp làm sạch, sát khuẩn và phòng cảm lạnh cho mẹ sau sinh. 

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý 

Sau sinh thì việc nghỉ ngơi là việc rất quan trọng của mẹ bầu, đóng vai trò quyết định trong quá trình phục hồi sau sinh của mẹ bầu. Việc chế độ nghỉ ngời thiếu hợp lí, mẹ bầu mất ngủ sẽ dẫn đến việc hệ miễn dịch bị suy yếu dẫn đến cảm lạnh. Việc có một chế độ nghỉ ngời hợp lí, ngủ đủ giấc sẽ giúp các mẹ sau sinh phục hồi thể chất, tái tạo đủ nặng lượng để chống lại những tác nhân bệnh tự nhiên.

Khi mắc cảm lạnh sau sinh mẹ cần nghỉ ngơi
Khi mắc cảm lạnh sau sinh mẹ cần nghỉ ngơi

Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng

Khi mẹ mắc cảm lạnh sau sinh thì việc ăn đồ ăn loãng ấm sẽ tốt cho cơ thể đang bị cảm lạnh. Trong mẹo dân gian, một bát cháo trắng cùng hành lá hoặc tía tô giúp chữa cảm lạnh tốt tốt. Mẹ nên nhớ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả có chứa vitamin C,… để giúp tăng sức đề kháng. Nước giúp làm loãng dịch mũi, hỗ trợ quá trình bài tiết và làm giảm triệu chứng sốt, đau họng. Ngoài nước lọc, mẹ có thể bổ sung thêm nước trái cây giàu vitamin C như cam, chanh để tăng cường sức đề kháng. Trà gừng mật ong cũng là một lựa chọn tốt giúp làm dịu cổ họng và giảm ho.

Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Thông thường cảm lạnh sẽ có thể tự khỏi, tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ thể mẹ sau sinh sẽ được chỉ định uống thuốc. Thuốc uống bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ tuyệt đối không được tự ý sử dụng. Có thể một số loại thuốc an toàn mà ngày thường các mẹ có thể sử dụng ngay đó là paracetamol nhưng có thể phụ nữ sau sinh thì lại khác, rất yếu và nhạy cảm nên cần có sự tư vấn nhiệt tình của bác sĩ.

Ngoài ra thì các mẹ có thể sử dụng một số phương pháp và bài thuốc cổ truyền cho cơ thể như uống nước gừng mật ong, ngậm chanh muối, bôi rượu gừng nghệ để làm ấm cơ thể. Những phương pháp này sử dụng các sản phảm và thành phần tự nhiên nên ít gây hại cho cơ thể nhưng hiệu quả sử dụng thì không thể coi thường. Khó khăn có thể là các mẹ hoặc gia đình chưa biết cách làm.

Uống thuốc cảm theo chỉ định của bác sĩ
Uống thuốc cảm theo chỉ định của bác sĩ

Những lưu ý khi mẹ bị mắc cảm lạnh sau sinh

Đánh cảm sau sinh 

Phụ nữ sau sinh có được đánh cảm không là một câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đánh cảm là phương pháp trị cảm khá tốt tuy nhiên không phải áp dụng được tất cả với bất kì ai. Đặc biệt đối với mẹ sau sinh, đánh cảm cần theo dõi thể trạng sức khỏe và nhiều yếu tố khác

  • Thể trạng bà đẻ phải đảm bảo và cần cân nhắc kỹ trước khi đánh cảm 
  • Đánh cảm, cạo gió không được có vết thương hở lớn
  • Chỉ nên cạo gió nhẹ nhàng 
  • Sau khi cạo gió tuyệt đối không được tắm bằng nước lạnh. 

Cảm lạnh có cho bé bú không?

Có rất nhiều mẹ thắc mắc: Cảm lạnh thì có cho bé bú được không? Câu trả lời là có. Mẹ đừng nên quá lo lắng vì cảm lạnh không lây qua đường sữa dinh dưỡng nạp vào cho con. Tuy nhiên, khi cảm lạnh mẹ cho bé bú hay chăm sóc bé cần hạn chế tiếp xúc tiếp như thơm hôn bé để tránh virus lây sang.

Phòng ngừa cảm lạnh sau sinh cho các mẹ bỉm

Từ xưa đến nay thì từ thời các cụ đến chúng ta thì việc phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt với các mẹ bỉm có sức đề kháng yếu thì việc sử dụng các phương pháp điều trị cần hạn chế và cần phải chú trọng vào khâu phòng ngừa hơn.

Tăng cường sức đề kháng

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giàu vitamin và khoáng chất sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng. Đặc biệt, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, kiwi và rau xanh nên được bổ sung hàng ngày để tăng cường khả năng miễn dịch.

Vệ sinh mũi họng hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn vi khuẩn tránh xảy ra những tình trạng ốm vặt ở mẹ bầu. Một số sản phẩm có thể giúp mẹ bầu vệ sinh mũi họng có thể kể đến như: Xịt họng lợi khuẩn, xịt họng keo ong,…..

Giữ vệ sinh môi trường sống

Nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và virus. Mẹ nên thường xuyên lau dọn, vệ sinh các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, điện thoại, bàn ghế để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Hạn chế tiếp xúc với người bị cảm lạnh

Để tránh lây nhiễm, mẹ nên hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, mẹ cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Cảm lạnh sau sinh là tình trạng thường gặp nhưng hoàn toàn có thể được chữa trị và phòng ngừa nếu mẹ áp dụng đúng các biện pháp. Từ việc nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, đến việc sử dụng các bài thuốc dân gian hay thuốc kê đơn, mẹ hoàn toàn có thể vượt qua căn bệnh này một cách an toàn. Đồng thời, việc chăm sóc bản thân và phòng ngừa cảm lạnh cũng rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM