Góc giải đáp: Các loại thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

20/08/2024

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, việc lựa chọn thực phẩm an toàn là điều cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều phù hợp cho mẹ bầu. Một số loại thực phẩm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe hoặc làm tăng nguy cơ sảy thai của thai nhi. Vậy các loại thực phẩm cần tránh trong thai kỳ đó là gì? Cùng tham khảo trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao cần quan tâm đến thực phẩm khi mang thai?

Nhu cầu về thực phẩm là yếu tố then chốt, hết sức quan trọng trong quá trình mang thai, bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng giúp mẹ bầu cung cấp đủ vitamin, khoáng chất, protein và năng lượng cần thiết. Đồng thời, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp và thiếu máu.

Góc giải đáp: Các loại thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hoặc bổ sung các thực phẩm không an toàn như ăn các thực phẩm sống, các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, khoai tây mọc mầm… có thể gây ra các phản ứng có hại cho mẹ và thai nhi.

Các hiểu lầm về thực phẩm trong thai kỳ

Có nhiều hiểu lầm về thực phẩm trong thai kỳ, khiến các mẹ bầu bối rối trong việc lựa chọn thực phẩm. Một số người cho rằng, khi mang bầu là ăn cho hai người. Điều này có nghĩa là cần ăn gấp đôi lượng thức ăn bình thường, trong khi thực tế chỉ cần tăng thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Hiểu lầm về thực phẩm hữu cơ

Nhiều người cho rằng, thực phẩm hữu cơ là nguồn thực phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe, đặc biệt là mẹ bầu trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, thực phẩm hữu cơ vẫn có thể tiềm ẩn các nguy cơ nhiễm vi khuẩn, nấm mốc có hại hoặc ký sinh trùng nếu không được bảo quản và xử lý đúng cách.

So với thực phẩm thường, thực phẩm hữu cơ thường có giá trị cao do quy trình sản xuất. Tuy nhiên, điều đó không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại trong một số loại thực phẩm. Mặt khác, điều quan trọng trong dinh dưỡng thai kỳ là chọn thực phẩm tươi sạch, được bảo quản đúng cách và ăn uống cân bằng, bất kể đó là thực phẩm hữu cơ hay không.

Lựa chọn thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn mang lại sự tiện lợi, nhưng không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bà bầu. Các loại thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản, đường, muối, phụ gia hóa học và chất béo không lành mạnh, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp… nếu tiêu thụ quá mức.

Thực phẩm đông lạnh và đóng hộp

Thực phẩm đông lạnh, đóng hộp có ưu điểm là dễ bảo quản, tiện lợi và có thể giữ được một số chất dinh dưỡng trong quá trình bảo quản. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này có thể chứa chất bảo quản, các phụ gia, chất béo có hại, có thể gây ra các vấn đề sức khỏe trong thai kỳ. Vì vậy, khi lựa chọn thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp, bà bầu nên đọc kỹ nhãn mác để tránh các thành phần có hại và những sản phẩm ít chế biến, không chứa chất bảo quản và các phụ gia hóa học.

Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào?

Thực phẩm có thể bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau như đất, nước, không khí và các chất hóa học sử dụng trong nông nghiệp như thuốc trừ sâu, phân bón… Ngoài ra, quá trình chế biến, bảo quản và vận chuyển thực phẩm không đúng cách cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm do vi khuẩn và nấm mốc phát triển.

Thực phẩm bị ô nhiễm từ nguồn nào?

Những thực phẩm ô nhiễm này nếu không được phát hiện và trong quá trình chế biến không đảm bảo có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Nếu bà bầu ăn phải các nguồn thực phẩm ô nhiễm, không đảm bảo này có thể bị ngộ độc, thậm chí trong thời gian dài thai nhi có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Các loại thực phẩm cần tránh trong thai kỳ

Thực phẩm có nguy cơ sảy thai cao

Trong thai kỳ, việc chú trọng đến chế độ ăn uống là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển an toàn của thai nhi. Một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và cần được tránh trong thai kỳ:

  • Hải sản có hàm lượng thủy ngân cao: Một số loại cá như cá kiếm, cá thu, cá mập… có thể chứa hàm lượng thủy ngân lớn, gây hại cho sự phát triển thần kinh của thai nhi và tăng nguy cơ sảy thai.
  • Thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ: Sushi, thịt sống trứng chưa nấu chín… có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng, hoặc virus gây hại như Listeria và Salmonella. Những tác nhân này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và các biến chứng khác trong thai kỳ.
  • Rượu và đồ uống có cồn: Rượu và đồ uống có cồn có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho thai nhi, bao gồm nguy cơ sảy thai và các rối loạn phát triển.
  • Một số loại rau, quả: Rau ngót, rau răm, ngải cứu, dứa, đu đủ xanh, đào, nhãn, khoai tây mọc mầm… là những loại rau có nguy cơ sảy thai cao và nguy hiểm cho bà bầu. Do đó, trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày bà bầu cần hết sức lưu ý.

Các loại thực phẩm nên tiêu thụ với lượng vừa phải

Một số thực phẩm dù không hoàn toàn bị cấm trong thai kỳ, nhưng chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn sức khỏe và tránh các nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra.

  • Thực phẩm chứa đường và tinh bột cao: Đồ ngọt, bánh kẹo, nước ngọt, và thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường và tinh bột. Tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm này có thể dẫn đến tăng cân không kiểm soát, tiểu đường thai kỳ và các vấn đề sức khỏe khác.
  • Thực phẩm giàu chất béo không lành mạnh: Đồ ăn nhanh, khoai tây chiên và các loại thực phẩm chiên xào có thể chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Tiêu thụ quá nhiều chất béo không lành mạnh có thể gây tăng cân và làm tăng nguy cơ các vấn đề về tim mạch.
  • Sản phẩm từ sữa chứa nhiều chất béo: Sữa là nguồn cung cấp canxi và protein quan trọng, những sản phẩm như sữa nguyên kem và phô mai béo nên được tiêu thụ với lượng vừa phải. Mẹ bầu nên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo hoặc không béo để giảm lượng chất béo và calo dư thừa trong chế độ ăn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp: Nhiều thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp có thể chứa nhiều muối, đường và chất bảo quản. Tiêu thụ quá nhiều những thực phẩm này có thể dẫn đến vấn đề về huyết áp và cân nặng trong thai kỳ.
  • Caffeine và đồ uống có chứa caffeine: Ngoài cà phê, caffeine còn có trong trà và một số loại nước ngọt. Một lượng caffeine nhỏ có thể không gây hại, tuy nhiên nếu uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề trong thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế lượng caffeine và ưu tiên chọn các loại trà thảo mộc không chứa caffeine.

Hướng dẫn về khẩu phần ăn và sự cân bằng dinh dưỡng

Để duy trì sức khỏe tốt trong thai kỳ, việc cân bằng dinh dưỡng là rất quan trọng. Bà bầu nên đảm bảo khẩu phần ăn bao gồm đủ nhóm thực phẩm như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và nguồn protein như thịt nạc, cá, và đậu. Hãy chọn các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là axit folic, sắt, canxi và DHA. Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày và uống đủ lượng nước để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.

Bà bầu không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu

Ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi, khi các cơ quan và hệ thần kinh của trẻ bắt đầu hình thành. Do vậy, việc chú trọng đến chế độ ăn uống trong giai đoạn này là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi và hạn chế các vấn đề sức khỏe cho bà bầu.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ăn chay đảm bảo sức khỏe

Theo đó để trả lời câu hỏi, bà bầu không nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu các bác sĩ thường khuyến cáo thai phụ nên tránh xa các đồ uống có cồn, caffein, thức ăn cay nóng, các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, thực phẩm sống, chế biến sẵn, đóng hộp… bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, dị tật bẩm sinh trong giai đoạn thai kỳ. Đồng thời, các loại rau, quả như rau ngót, rau mầm, chùm ngây, đu đủ xanh dứa… các mẹ bầu cũng cần lưu ý kiêng trong thời kỳ này.

Không nên ăn gì khi mang thai 6 tháng cuối?

Trải qua 3 tháng đầu, thai nhi đã dần ổn định. Trong 6 tháng cuối thai kỳ là giai đoạn tập trung vào sự phát triển cân nặng cho trẻ. Mặt khác, lúc này tình trạng ốm nghén của mẹ bầu cũng giảm dần, ăn ngon miệng và thèm ăn vặt nhiều hơn. Lúc này, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống hợp lý để phòng ngừa tình trạng tăng cân quá mức, tăng huyết áp, các rối loạn đường huyết có thể xảy ra. Một số loại thực phẩm thai phụ không nên ăn trong quá trình mang thai 6 tháng cuối gồm:

  • Các đồ ăn chứa nhiều muối, đường
  • Các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao
  • Các loại thịt cá sống, tái
  • Các thực phẩm chế biến sẵn
  • Gan động vật
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa không tiệt trùng
  • Một số loại rau sống, khổ qua, măng
  • Một số loại trái cây như đu đủ xanh, dứa, nhãn, na…

Xem thêm: Mách bạn: Thực phẩm cần tránh để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Một số những lưu ý cần tránh trong thai kỳ

Bà bầu có tiền sử tăng huyết áp cần tránh gì trong thai kỳ

Bà bầu có tiền sử tăng huyết áp cần hạn chế các thực phẩm nhiều muối và natri, các đồ uống chứa caffein…. Để kiểm soát huyết áp hiệu quả, bà bầu nên thường xuyên theo dõi huyết áp và duy trì chế độ ăn uống cân bằng với nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu chất xơ…

Mẹ bầu mắc viêm gan B nên kiêng ăn gì?

Đối với thai phụ mắc viêm gan B, cần tránh rượu, bia và các đồ uống có cồn để bảo vệ gan khỏi bị tổn thương thêm. Đồng thời, bà bầu mắc viêm gan B cũng nên tránh thực phẩm sống hoặc chưa chín kỹ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo, khó tiêu hóa. Thay vào đó nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi sạch, dễ tiêu giúp giảm gánh nặng cho gan và hỗ trợ sức khỏe tổng thể.

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và kiêng gì?

Nếu mắc tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên hạn chế thực phẩm nhiều đường và tinh bột để giữ mức đường huyết ổn định. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn cũng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Trong chế độ ăn bà bầu nên tăng cường bổ sung các loại rau củ và ngũ cốc nguyên hạt để duy trì sự cân bằng đường huyết trong suốt thai kỳ.

Trên đây là toàn bộ thông tin về “GIẢI ĐÁP: Các loại thực phẩm cần tránh trong thai kỳ”. Mong rằng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Mỗi giai đoạn thai kỳ sẽ có lộ trình dinh dưỡng riêng, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của chính mình cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM