Bé bị ho khan về đêm: Nguyên nhân và phương pháp điều trị

20/09/2024

Ho khan về đêm và sáng sớm là một bệnh lý mà các bé rất dễ mắc phải, điều này có thể khiến bố mẹ lo lắng và không biết phải làm sao. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé, cũng như giấc ngủ của cha mẹ. Ngoài ra ho khan về đêm cũng báo hiệu cơ thể trẻ có thể gặp phải những vấn đề về sức khỏe. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng khám phá những nguyên nhân phổ biến khiến bé bị ho khan về đêm và cách điều trị, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân dẫn tới bé bị ho khan về đêm

Khi thời tiết trở lạnh và không khí trở nên khô, ho khan vào ban đêm và sáng sớm trở nên phổ biến hơn ở trẻ em. Hệ miễn dịch còn yếu và khả năng tự bảo vệ cơ thể chưa hoàn thiện khiến trẻ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh. Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé bị ho khan về đêm.

Nhiệt độ thấp và không khí khô

Nhiệt độ ban đêm thường thấp hơn so với ban ngày, và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể lên đến 10 độ C, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột kết hợp với không khí khô do điều hòa hoặc máy sưởi có thể kích thích đường hô hấp của trẻ, dẫn đến tình trạng ho khan. Khi không khí quá khô, niêm mạc hô hấp của trẻ cũng dễ bị khô và kích ứng, làm tăng nguy cơ ho.

Ngủ không gối đầu

Khi trẻ ngủ với tư thế đầu thấp hoặc không kê gối đúng cách, dịch nhầy và chất lỏng từ mũi dễ dàng chảy xuống họng, gây kích ứng và kích thích phản xạ ho. Tư thế ngủ không đúng có thể làm tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi trẻ bị nghẹt mũi hoặc khó thở.

Ngủ không gối đầu

Phòng ngủ không sạch sẽ

Phòng ngủ không được vệ sinh thường xuyên có thể tích tụ bụi bẩn, lông thú nuôi, và các tác nhân gây dị ứng khác. Những yếu tố này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ho, đặc biệt khi bé tiếp xúc với các vật dụng như chăn, ga, gối, và nệm bị bám bụi. Hít phải bụi bẩn khi ngủ có thể dẫn đến các cơn ho, hắt hơi, và ngứa mũi.

Viêm họng

Viêm họng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho khan vào ban đêm. Viêm họng có thể gây đau rát và kích ứng cổ họng, làm cho cơn ho trở nên dữ dội hơn vào ban đêm. Khi bé ngủ, các triệu chứng viêm họng có thể trở nên nghiêm trọng hơn, đi kèm với sốt, đau đầu, và sưng hạch bạch huyết.

Viêm xoang

Viêm xoang cũng là một nguyên nhân đáng lưu ý khiến trẻ ho nhiều vào ban đêm. Khi bị viêm xoang, lớp niêm mạc hô hấp trong xoang bị viêm nhiễm và phù nề, dẫn đến tăng tiết dịch nhầy. Khi trẻ nằm ngủ, dịch nhầy này có thể chảy xuống họng, gây kích ứng và dẫn đến ho khan. Tình trạng này thường khiến bé ho nhiều và có thể xuất hiện từng cơn ho dữ dội.

viêm xoang ở trẻ

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn là một bệnh hô hấp mãn tính, có thể khiến trẻ ho khan vào ban đêm. Những người mắc hen suyễn thường nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết và các chất gây dị ứng. Khi tiếp xúc với các yếu tố này, phế quản có thể bị co thắt, phù nề, và tăng tiết dịch nhầy, dẫn đến cảm giác khò khè, khó thở, và ho.

Bệnh hen suyễn

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng có thể liên quan đến tình trạng ho khan về đêm. Khi bé ngủ, axit từ dạ dày có thể trào ngược lên thực quản và tác động đến hệ thần kinh đường khí quản. Lượng axit này kích thích phản xạ ho, khiến trẻ ho nhiều vào ban đêm.

Trào ngược dạ dày thực quản gây ho

Phương pháp điều trị ho khan về đêm ở trẻ

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho trẻ trước khi đi ngủ là một phương pháp hữu hiệu. Nước muối giúp loại bỏ dịch nhầy, bụi bẩn và các chất gây kích ứng trong mũi, đồng thời cân bằng độ ẩm và duy trì sự khỏe mạnh của niêm mạc mũi. Điều này giúp giảm bớt tình trạng nghẹt mũi và ho khan.

Rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Ngoài ra cha mẹ có thể kết hợp sử dụng một số sản phẩm dành cho mũi họng như xịt mũi họng lợi khuẩn và xịt họng keo ong. Xịt mũi họng lợi khuẩn là sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho đường hô hấp, bảo vệ niêm mạc hô hấp. Xịt họng keo ong là sản phẩm hỗ trợ điều trị các triệu chứng ho khan, ho về đêm,  ho dai dảng kéo dài.

Uống nhiều nước

Đảm bảo trẻ uống đủ nước để giữ cho đường thở luôn ẩm và không bị khô. Nước giúp làm dịu niêm mạc họng và hạn chế các kích thích từ bên ngoài. Nên cho trẻ uống nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Để tăng cường sức đề kháng và làm dịu phổi, mẹ có thể thêm 1-2 thìa mật ong vào nước ấm cho trẻ uống, nhưng chỉ áp dụng cho trẻ trên 1 tuổi.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của trẻ để giữ không khí luôn ẩm, giúp giảm tiết dịch nhầy và làm giảm tình trạng ho vào ban đêm. Máy tạo độ ẩm sẽ giúp duy trì độ ẩm không khí ổn định, đặc biệt trong mùa khô hoặc khi sử dụng điều hòa hoặc máy sưởi.

Điều chỉnh chế độ ăn tối

Tránh cho trẻ ăn quá no hoặc ăn sát giờ đi ngủ để hạn chế tình trạng ứ đọng dịch axit dạ dày và trào ngược lên thực quản. Nên cho trẻ ăn tối ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ, và chọn các món ăn dễ tiêu hóa để giảm nguy cơ ho khan do trào ngược.

Giữ ấm cho cơ thể

Giữ ấm cho các bộ phận cơ thể của trẻ như đầu, cổ, tai, bụng, lòng bàn tay và bàn chân là rất quan trọng. Những vùng này dễ bị nhiễm lạnh và có thể làm tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng chăn ấm và áo ngủ để giữ cơ thể trẻ luôn ấm áp.

Điều chỉnh tư thế ngủ

Để giảm tình trạng ho khan, hãy điều chỉnh tư thế ngủ của trẻ. Nên để trẻ nằm ngửa hoặc nằm nghiêng, đầu cao hơn khoảng 15-20 cm so với cơ thể để giúp lưu thông đường thở và giảm tình trạng dịch nhầy chảy xuống cổ họng. Tư thế này giúp giảm áp lực lên đường hô hấp và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Tạo không gian ngủ sạch sẽ

Đảm bảo phòng ngủ của trẻ luôn sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi các vật dụng và vệ sinh chăn, ga, gối. Loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng có thể giúp giảm kích ứng đường hô hấp và cải thiện tình trạng ho khan. Sử dụng bộ chăn ga gối sạch sẽ và không có mùi lạ cũng giúp bé ngủ ngon hơn.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Ho khan về đêm ở trẻ có với một số nguyên nhân khác nhau đều là những bệnh lý thông thường, có thể tự khỏi và không nguy hiểm tới bé. Nhưng ở một số trường hợp đặc biệt thì khi bé bị ho khan đêm kèm theo một số triệu chứng khác như sốt cao dai dẳng, khó thở, tiêu chảy và mệt mỏi thì các bậc phụ huynh cần đưa bé tới trung tâm y tế gần nhất hoặc bệnh viện để có biện pháp kịp thời xử lý.

Bé bị ho khan kéo dài hơn 7 ngày liên tục

Thông thường với những bệnh bình thường bé chỉ ho 2-3 ngày là thuyên giảm và khỏi hẳn nhưng tình trạng ho khan về đêm mà kéo dài liên tục 7 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bé có thể đã mắc phải một bệnh lý nghiêm trọng. Có thể bé đã bị viêm phổi hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

Bé có triệu chứng khó thở đi kèm

Khi bị ho về đêm bé có những triệu chứng đi kèm như khó thở hoặc tình trạng thở rất khó khăn, khò khè và nghe tiếng rít khi thở. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn hoặc một số bệnh lý khác về đường hô hấp. Hen suyễn là một căn bệnh rất phức tạp và nguy hiểm cần đưa bé đến bệnh viện ngay để có biện pháp chữa trị kịp thời.

Ho đi kèm triệu chứng nôn mửa

Nếu khi ho bé có dấu hiệu hoặc triệu chứng nôn mửa, khó nuốt có thể nguyên nhân dẫn đến ho xuất phát từ hệ tiêu hóa của bé. Đây chính là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày hoặc một số bệnh lý nguy hiểm khác.

Biện pháp phòng ngừa ho khan về đêm cho bé

Tăng cường sức đề kháng cho bé

Bé bị ho khan về đêm

Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho bé là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé bị ho khan về đêm đảm bảo sức khỏe và nhanh chóng khỏi bệnh. Đảm bảo bé được cung cấp đủ vitamin C, D, và các khoáng chất cần thiết thông qua thực phẩm hoặc bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ

Giữ cho phòng ngủ của bé luôn sạch sẽ, thoáng mát, và không có yếu tố gây dị ứng như bụi, nấm mốc hay lông thú cưng. Việc giặt giũ chăn gối thường xuyên cũng giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng và ho khan.

Tập thói quen vệ sinh cá nhân

Giúp bé rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn gây bệnh và các tác nhân gây ho.

Kết luận

Ho khan về đêm ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ các bệnh lý đường hô hấp cho đến dị ứng hoặc môi trường sống. Điều quan trọng là cha mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe của bé, áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách và đưa bé đi khám bác sĩ khi cần thiết. Việc điều trị sớm và đúng cách sẽ giúp bé nhanh chóng hồi phục và có giấc ngủ ngon hơn.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM