Hướng dẫn cách chăm sóc mẹ sau sinh chuẩn nhất

11/10/2024

Trải qua quá trình sinh nở cơ thể người phụ nữ diễn ra nhiều thay đổi lớn về cả sức khỏe lẫn tâm lý. Việc chăm sóc sau sinh đúng cách có vai trò rất quan trọng giúp người mẹ có thể nhanh chóng lấy lại sức khỏe và trở về trạng thái bình thường. Vậy cách chăm sóc mẹ sau sinh như nào mới đúng cách? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!

Cách chăm sóc mẹ sau sinh trước khi ra viện

Ngày đầu sau sinh, cơ thể mẹ còn rất yếu cần được nghỉ ngơi tại giường dưới sự theo dõi đặc biệt của bác sĩ và các nữ hộ sinh. Thời điểm này, các thành viên trong gia đình có thể vào thăm, hỗ trợ mẹ ăn uống, vệ sinh và phụ giúp mẹ cho bé bú ở những giờ đầu sau sinh.

Cách chăm sóc mẹ sau sinh trước khi ra viện

Ngày thứ hai và những ngày tiếp theo, khi sức khỏe mẹ đã dần ổn định hơn có thể đi lại được, mẹ cần được vệ sinh cơ thể, tắm gội bằng nước ấm. Bên cạnh đó, ăn uống sau sinh của sản phụ cũng cần được chú trọng, việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau sinh sẽ giúp mẹ lấy lại sức khỏe nhanh chóng cũng như có đủ sữa cho con.

Trước khi ra viện, mẹ sẽ được thực hiện các kiểm tra tổng quát như đo nhiệt độ, huyết áp, tình trạng vết mổ… để đảm bảo các chỉ số đều ở mức bình thường. Ngoài ra, trước khi xuất viện sản phụ sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc và những dấu hiệu bất thường cần chú ý tại nhà.

Quy trình chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà

Theo dõi co hồi tử cung và sản dịch

Sau sinh, tử cung của người mẹ sẽ dần co hồi để trở về kích thước ban đầu. Quá trình này thường bắt đầu diễn ra khoảng 1-2 ngày sau sinh, trung bình mỗi ngày tử cung sẽ nhỏ đi 1cm. Nếu không xảy ra bất thường, sau khoảng 6 tuần kể từ khi sinh tử cung có thể thu hồi về kích thước ban đầu đủ để nằm gọn trong vùng chậu và không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng. Vì thế, sờ nắn vùng bụng dưới có thể giúp mẹ kiểm tra tình trạng co hồi tử cung tại nhà. Nếu tử cung không co hồi hoặc co hồi chậm, cần báo cho bác sĩ để được hỗ trợ và xử trí kịp thời tránh các ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra.

Trong quá trình tử cung co hồi, phần sản dịch còn sót lại sẽ được đưa ra ngoài cơ thể thông qua những cơn co bóp mạnh. Mức độ co bóp ít nhiều tùy thuộc vào cơ địa cũng như số lần sinh con của từng người. Sản dịch tiết ra sau sinh ban đầu thường có màu đỏ tươi, sau đó chuyển sang màu hồng hoặc nâu nhạt và cuối cùng là màu trắng. Cần theo dõi màu sắc, lượng và mùi của sản dịch để đảm bảo quá trình hồi phục vẫn diễn ra bình thường cũng như kịp thời phát hiện các vấn đề tiềm ẩn.

Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn

Quy trình chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà

Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn sau sinh đóng vai trò rất quan trọng để hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra. Vết khâu tầng sinh môn cần được kiểm tra, vệ sinh bằng nước ấm và bôi thuốc sát trùng 3 lần mỗi ngày. Ngoài ra, sau mỗi lần đi vệ sinh mẹ nên rửa sạch, thấm khô và thay băng vệ sinh nhiều lần trong ngày. Tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm trùng.

Theo dõi đại, tiểu tiện

Trong những ngày đầu sau sinh, mẹ thường có xu hướng đi tiểu nhiều hơn bình thường để thải đi lượng nước dư thừa trong cơ thể. Việc tiểu tiện sau sinh ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn, để giảm đau và đi tiểu dễ hơn mẹ có thể chườm ấm bụng, ngâm hoặc rửa vùng âm hộ bằng nước ẩm.

Bên cạnh đó, tình trạng bí tiểu cũng thường gặp phải ở nhiều người mẹ sau sinh. Trường hợp này dễ xảy ra nếu các mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh con có can thiệp. Nếu mẹ bí tiểu lâu có thể vận động tập đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang để cải thiện chức năng tiểu tiện.

Sau khi sinh, sản phụ thường hạn chế đi lại có xu hướng nằm nghỉ nhiều hơn. Điều này dẫn đến nhu động ruột yếu đi, phân lưu lại ruột lâu và bị ruột tái hấp thu nước dẫn đến phân khô, cứng lại từ đó gây tình trạng táo bón sau sinh. Để cải thiện mẹ cần uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất xơ và cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Ngoài ra, có thể dụng biện pháp thụt tháo phân nếu sau 3 ngày vẫn chưa thể đại tiện.

Chăm sóc vú

Trong quá trình chăm sóc sản phụ sau sinh việc cho con bú đóng vai trò quan trọng giúp giảm các nguy cơ nhiễm trùng, cương, tắc tia sữa hay nứt đầu vú… Để có đủ sữa cho con, mẹ cần ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi điều độ.

Vệ sinh bú bằng nước ấm trước và sau khi cho bé bú, tránh sử dụng xà phòng có hóa chất mạnh có thể gây ảnh hưởng đến các vấn đề tiêu hóa cho bé. Trong mỗi lần cho con bú, mẹ nên theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu viêm nhiễm như sưng, đỏ, đau nhức có thể xảy ra.

Việc tắm gội

Tắm gội là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc mẹ sau sinh giúp cơ thể thư giãn và ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Theo quan niệm truyền thống, có nhiều bà mẹ kiêng tắm trong tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên, sau sinh cơ thể mẹ thường tiết ra nhiều mồ hôi. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh.

Quy trình chăm sóc mẹ sau sinh tại nhà

Đối với sản phụ sinh thường: Sau sinh 1-2 ngày mẹ bỉm có thể tắm gội nhẹ nhàng dưới vòi sen bằng nước ấm. Ngoài ra, việc đứng dưới vòi hoa sen cũng là cách giúp các bà mẹ sinh thường giảm bớt tình trạng đau nhức sau sinh.

Đối với sản phụ sinh mổ: Thời gian lý tưởng để tắm gội cho sản phụ sau sinh mổ là từ 5-7 ngày. Tùy theo tình trạng vết mổ, mẹ có thể vệ sinh cơ thể sớm hơn. Trong trường hợp vết mổ chưa khô, cần lưu ý giữ sạch cơ thể bằng việc lau khô người và thay quần áo mỗi ngày. Các mẹ có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm khăn gừng nghệ – Cải tiến từ bài thuốc dân gian rượu gừng nghệ để lau cơ thể, vừa an toàn mà lại tiện lợi không lích kích gây bẩn quần áo.

Vận động sớm

Vận động sớm sau sinh không chỉ giúp cơ thể mẹ nhanh chóng đẩy sản dịch, phòng tránh các nguy cơ nhiễm trùng mà nó còn là cách giúp mẹ giảm tình trạng táo bón cũng như các vấn đề về bàng quang.

Việc vận động của sản phụ sau sinh có thể bắt đầu bằng những bài vận động nhẹ nhàng như đi bộ, các bài tập hít thở và giãn cơ. Nếu có bất kỳ biểu hiện đau hoặc khó chịu nào trong quá trình vận động, các mẹ cần ngừng tập, theo dõi và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ăn chay đảm bảo sức khỏe

Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc mẹ sau sinh. Việc bổ sung dinh dưỡng sau sinh không chỉ giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe mà còn cung cấp năng lượng để sản xuất sữa cho bé.

Sau sinh cơ thể mẹ còn rất yếu, cộng với khả năng hấp thu kém do đó, trong thực đơn dinh dưỡng sản phụ không nên ăn quá nhiều các thức ăn chứa nhiều chất béo và đường. Thay vào đó, mẹ bỉm sau sinh nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin và chất xơ, các thực phẩm giàu canxi và protein để giúp cơ thể nhanh hồi phục, ngăn ngừa táo bón và cải thiện chất lượng sữa. Ngoài ra, bổ sung đủ nước hàng ngày cũng giúp mẹ cân bằng lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ quá trình tiết sữa cho bé.

Đối với các bà mẹ sau sinh mổ, chế độ dinh dưỡng về cơ bản sẽ tương tự như cách chăm sóc mẹ sau sinh thường. Tuy nhiên, cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ sẽ có một số lưu ý sau:

  • Cần hạn chế ăn những đồ ăn như xôi nếp, rau muống, thịt gà, lòng trắng trứng, hải sản gây ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ sau sinh.
  • Chú trọng bổ sung nhiều chất xơ trong thực đơn hàng ngày như rau xanh, trái cây, đặc biệt là khoai lang, đu đủ, để ngăn ngừa táo bón.

Những lưu ý trong giai đoạn ở cữ

Để đảm bảo cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh, cũng như hạn chế các di chứng có thể để lại do quá trình sinh đẻ. Quá trình chăm sóc mẹ ở cữ nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không mang vác hay vận động quá sức ngay sau khi sinh.
  • Phụ nữ sau sinh khí huyết suy giảm dễ bị cảm lạnh. Vì vậy, các hoạt động tắm hoặc vệ sinh phải dùng nước ấm, tránh dùng nước lạnh dễ bị cảm lạnh, viêm phổi.
  • Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng quá độ dẫn đến các vấn đề về tâm lý sau sinh
  • Trong thời gian ở cữ không nên áp dụng các biện pháp giảm cân, kiêng khen hà khắc khiến cơ thể mẹ suy nhược, chậm phục hồi ảnh hưởng đến vết mổ và chất lượng sữa cho bé.
  • Không nên uống các đồ uống chứa cồn, chất kích thích ảnh hưởng đến chất lượng sữa của bé
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử sau sinh.
  • Chú ý tư thế ngồi, nằm sau sinh. Không nên ngồi xổm hoặc vắt ngửa chân khiến tử cung mẹ sau sinh chậm hồi phục, sản dịch bị chảy ra ngoài, đặc biệt dễ dẫn tới nguy cơ sa tử cung rất nguy hiểm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về “Hướng dẫn chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách”. Mong rằng bài viết đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ băn khoăn hay thắc mắc cần tư vấn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng và chính xác.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM