Bạn có cảm thấy mệt mỏi vì những cơn ho lâu ngày có đờm đặc chưa dứt? Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng. Cùng Altawell tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả để tránh gây hưởng cho sức khỏe về sau nhé!
Ho lâu ngày có đờm đặc được hiểu thế nào?
Đờm là một chất nhầy được tiết ra bởi đường hô hấp để bảo vệ cơ thể khỏi bụi bẩn, vi khuẩn và virus. Đờm đặc có thành phần phức tạp bao gồm chất nhầy, tế bào bạch cầu, hồng cầu và cả vi khuẩn virus xâm nhập từ đường hô hấp. Khi cơ thể khỏe mạnh, đờm sẽ được sản xuất ở mức độ vừa phải và được loại bỏ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, khi bị nhiễm trùng, lượng đờm sẽ tăng lên và có thể gây ra các triệu chứng như ho, khạc đờm.
Màu sắc và tính chất từ trong suốt cho đến đặc quánh, thậm chí có cả mủ hoặc máu của đờm có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của bạn. Ví dụ, đờm trong suốt thường gặp ở người bị cảm lạnh thông thường, trong khi đờm màu vàng xanh có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đờm có mủ thường xuất hiện khi có ổ áp xe trong phổi, còn đờm có máu có thể do viêm loét đường hô hấp hoặc ung thư phổi.
Tùy vào thời gian kéo dài, ho lâu ngày có đờm đặc có thể chia thành hai loại: cấp tính và mãn tính. Nếu bạn ho có đờm liên tục trên 3 tuần mà không khỏi thì đó là ho mãn tính. (1)
Nguyên nhân gây ho lâu ngày có đờm đặc?
Theo các dược sĩ tại Altawell, nguyên nhân khiến bạn ho lâu ngày có đờm đặc không khỏi là do:
- Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): Đây là bệnh của phổi khiến việc thở trở nên khó khăn. Người bệnh thường ho ra đờm màu vàng hoặc xanh lá cây, cảm thấy tức ngực và khó thở.
- Mắc bệnh giãn phế quản: Người bị giãn phế quản thường ho rất nhiều, đặc biệt là vào buổi sáng và tối. Đờm ho ra thường đặc quánh, màu trắng đục như mủ, thậm chí có thể có cả máu. Ngoài ra, họ còn có thể bị sốt, lạnh run, đổ mồ hôi về đêm, đau tức ngực và sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Mắc bệnh lao phổi: Bệnh lao phổi là một bệnh do vi khuẩn gây ra. Loại vi khuẩn này sẽ tấn công vào phổi, khiến phổi bị tổn thương. Người bị lao phổi thường có các triệu chứng như: Ho kéo dài, đau tức ngực, khó thở, sốt, đổ mồ hôi nhiều, lười ăn, mệt mỏi, sụt cân,…
- Mắc các bệnh lý khác như: Cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang cũng có thể khiến chúng ta ho có đờm. Ở người lớn khỏe mạnh, các bệnh này thường khỏi nhanh. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ dẫn đến các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là hen suyễn. Điều này khiến trẻ ho nhiều, khó thở và kéo dài.
Giải pháp điều trị hiệu quả khi ho lâu ngày có đờm đặc
Khi có triệu chứng ho lâu ngày có đờm đặc, bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc hoặc tự chữa trị mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu việc điều trị sai cách, sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hệ hô hấp. Bên cạnh đó, để phòng ngừa họ dai dẳng có đờm đặc tái phát, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau đây:
- Thường xuyên rèn luyện sức khỏe bằng việc tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung vitamin và chất xơ.
- Luôn giữ ấm cơ thể, nhất là vùng họng và ngực để tránh bị nhiễm lạnh.
- Tránh các thực phẩm cay, nóng, khó nuốt. Thay vào đó ưu tiên các món loãng như canh, cháo và súp.
- Uống nhiều nước ấm và bổ sung thêm các loại nước trái cây.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, lông thú, và phấn hoa – các tác nhân gây dị ứng và kích thích cơn ho.
- Hạn chế đến nơi đông người, khi ra ngoài cần đeo khẩu trang để bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây dị ứng và ngăn ngừa lây nhiễm, nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp.
Ho lâu ngày có đờm đặc có thực sự nguy hiểm?
Bạn cần lưu ý rằng, nếu ho lâu ngày có đờm đặc kéo dài trên 3 tuần không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh hô hấp mãn tính, thậm chí là những căn bệnh nguy hiểm như:
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Đây là một căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở những người hút thuốc lá lâu năm. Ngoài hút thuốc, ô nhiễm môi trường cũng là nguy cơ gây bệnh. Nếu bạn thường xuyên ho có đờm, khó thở, đặc biệt là khi vận động, hãy đi khám ngay. COPD có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, tăng huyết áp phổi, ung thư phổi… Cách tốt nhất để phòng ngừa là bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
Bệnh giãn phế quản
Giãn phế quản là một bệnh phổi mãn tính, thường do nhiễm trùng đường hô hấp tái phát gây ra. Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của bệnh này là đờm ho ra thường có màu vàng xanh, đặc hoặc có lẫn máu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như ho kéo dài, khó thở, mệt mỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng phổi tái phát, suy tim phải, suy dinh dưỡng…
Bệnh lao phổi
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây qua đường hô hấp. Ho kéo dài, ho ra máu là những triệu chứng điển hình của bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh lao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, tổn thương các cơ quan khác. Để phòng ngừa bệnh lao, bạn nên tiêm phòng BCG, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, tăng cường dinh dưỡng và sống trong môi trường sạch sẽ.
Kết luận
Nhìn chung, triệu chứng ho lâu ngày có đờm đặc không chỉ khiến cơ thể luôn trong trạng thái khó chịu mà còn cảnh báo sức khỏe bạn đang gặp những vấn đề khá nghiêm trọng. Vì vậy, ngoài việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và áp dụng cách phòng tránh mà bài viết đã nêu ở trên, ngoài ra còn có những sản phẩm với thành phần tự nhiên với những kiểm nghiệm và chứng nhận đầy đủ rất tốt dành cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm đó tại website: https://altawell.vn/ để được dược sĩ tư vấn MIỄN PHÍ nhé!
Nguồn thông tin bài viết tham khảo:
(1) Nhà Thuốc Long Châu. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/phai-lam-gi-khi-ho-lau-ngay-co-dom-dac.html
Vinmec. https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/ho-co-dom-dac-lau-ngay-khong-khoi-nguyen-nhan-va-cach-xu-ly-vi