Mách mẹ cách rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ siêu hiệu quả

19/04/2023

Rơ lưỡi cho trẻ là một việc làm cần thiết ở các bậc phụ huynh có con nhỏ, vừa đảm bảo miệng trẻ luôn sạch vừa ngăn ngừa được các bệnh về khoang miệng cho trẻ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều những sản phẩm hiện đại dành riêng cho việc rơ lưỡi cho trẻ, nhưng phương pháp dân gian rơ lưỡi bằng lá hẹ cũng rất được các mẹ bỉm yêu thích và sử dụng vì tính an toàn và hiệu quả mà nó mang lại. Bài viết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn chi tiết cách rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ đơn giản và ngắn gọn nhất!

Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có quan trọng không?

Bề mặt lưỡi và khoang miệng của trẻ sơ sinh cũng có nhiều vi khuẩn và mảng bám, có thể gây ra mùi hôi miệng. Trẻ sơ sinh, trong thời gian bú sữa mẹ thường bị tưa lưỡi (nấm miệng) do vi khuẩn và sữa mẹ tích tụ dưới lưỡi. Việc làm sạch lưỡi và khoang miệng của trẻ sơ sinh có thể giúp loại bỏ mảng bám, giảm thiểu vi khuẩn và hỗ trợ trong việc duy trì sức khỏe miệng của trẻ. Nếu không rơ lưỡi cho trẻ thì nó sẽ gây viêm nhiễm vùng khoang miệng ở trẻ, gây khó chịu và giảm lượng tiêu thụ sữa mẹ ở trẻ.

Trẻ sơ sinh cũng cần rơ lưỡi mỗi ngày để làm sạch khoang miệng 
Trẻ sơ sinh cũng cần rơ lưỡi mỗi ngày để làm sạch khoang miệng

Cũng giống như người lớn cần đánh răng mỗi ngày, thì vùng khoang miệng của bé cũng cần được vệ sinh mỗi ngày. Mẹ cần áp dụng một số cách rơ lưỡi cho trẻ và massage nhẹ nhàng vùng nướu. Việc massage nhẹ nhàng vùng nướu của trẻ sơ sinh khi rơ lưỡi có thể kích thích tuần hoàn máu, giúp cung cấp dưỡng chất và oxi cho niêm mạc nướu, hỗ trợ sức khỏe miệng của trẻ.

Các cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh?

Lá hẹ có tác dụng gì trong việc rơ lưỡi ở trẻ

Trước khi đến với cách rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ, chúng ta sẽ tìm hiểu một số lợi ích của lá hẹ đối với sức khỏe của bé. Việc sử dụng lá hẹ rơ lưỡi cho trẻ có thực sự mang lại hiệu quả như mọi người vẫn đồn tai nhau. 

Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ được áp dụng khá phổ biến 
Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ được áp dụng khá phổ biến

Theo chuyên gia hay trong Đông Y, lá hẹ có chứa nhiều thành phần kháng sinh như  Allicin, Sulfit, Odorin,…có tác dụng kháng khuẩn và có thể giúp làm giảm vi khuẩn và mùi hôi trong miệng của trẻ. Lá hẹ được biêt đến với tính ấm, cay nhẹ và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Các thành phần này đều kháng tự nhiên nên rất an toàn đối với trẻ sơ sinh và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào hay nguy hiểm gì cho trẻ. 

Lý do lá hẹ trở thành một trong những cách rơ lưỡi cho trẻ được sử dụng phổ biến là bởi vì:

  • Lá hẹ có tính kháng khuẩn: Lá hẹ được cho là có tính kháng khuẩn, có thể giúp làm giảm số lượng vi khuẩn trong miệng của trẻ.
  • Lá hẹ giúp làm sạch miệng: Việc rơ lưỡi bằng lá hẹ có thể giúp làm sạch mảng bám trên bề mặt lưỡi và trong khoang miệng của trẻ, đồng thời giúp làm giảm mùi hôi miệng. 
  • Kích thích nướu: Massage nhẹ nhàng vùng nướu của trẻ bằng lá hẹ có thể kích thích tuần hoàn máu, giúp cải thiện sức khỏe nướu của trẻ.

Hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ

Sử dụng lá hẹ cũng là một cách rơ lưỡi cho trẻ được áp dụng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, ngày nay y học phát triển cũng có nhiều loại gạc rơ lưỡi vừa tiện dụng vừa mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là các bước chi tiết:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Lá hẹ tươi non
  • Nước sạch (Nên là nước đun sôi để nguội)
  • Gạc, hoặc khăn tiệt trùng

Sơ chế nguyên liệu

  • Rửa sạch lá hẹ dưới vòi nước chảy để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Ngâm lá hẹ vào nước muối loãng khoảng 10-15 phút để diệt khuẩn hoàn toàn.
  • Sau khi ngâm, vớt lá hẹ ra để ráo nước.
  • Giã nhuyễn hoặc xay lá hẹ đã rửa sạch.
  • Dùng gạc hoặc khăn sạch vắt lấy nước cốt lá hẹ, bỏ bã. Nước cốt lá hẹ này sẽ được dùng để rơ lưỡi cho bé.

Thực hiện rơ lưỡi cho bé

  • Sử dụng gạc, hoặc khăn mềm đã được tiệt trùng nhúng vào nước cốt hẹ.
  • Nhẹ nhàng rơ lưỡi, bắt đầu từ khóe miệng,sau đó đến rơ lưỡi, đến nướu, cuối cùng là lợi của bé.
  • Cần thực hiện nhẹ nhàng tránh làm bé đau hay khó chịu.

Tần suất rơ lưỡi cho trẻ

Việc rơ lưỡi cho trẻ không cần thực hiện quá thường xuyên và liên tục, mỗi tuần chỉ cần 2-3 lần thực hiện rơ lưỡi cho trẻ để đảm bảo giữ cho miệng của trẻ luôn sạch sẽ tránh các bệnh về miệng như tưa lưỡi, nấm miệng.

Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ

Việc sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho trẻ là một phương pháp tự nhiên và an toàn được dân gian truyền lại. Nhưng các mẹ cũng cần lưu ý một số chi tiết để sử dụng phương pháp này tốt nhất:

  • Chọn lá hẹ tươi, non
  • Vệ sinh dụng cụ sử dụng sạch sẽ, tiệt trùng.
  • Thực hiện nhẹ nhàng nhất có thể.
  • Quan sát kĩ phản ứng của bé sau khi được rơ lưỡi.

Một số phương pháp rơ lưỡi ngoài sử dụng lá hẹ

Ngoài phương pháp cổ truyền là sử dụng lá hẹ để rơ lưỡi cho bé, thì hiện nay các bậc cha mẹ còn có rất nhiều sự lựa chọn khác hiện đại, tiện lợi và dễ dàng sử dụng hơn. Có thể kể đến như:

  • Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý là loại dung dịch phổ biến dùng để vệ sinh tai mũi họng ở cả người lớn lẫn trẻ em.
  • Rơ lưỡi bằng sản phẩm chuyên dụng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm gạc rơ lưỡi tiện lợi cho các mẹ sử dụng. Có thể kể đến một số loại như gạc rơ lưỡi Dr Papie, gạc rơ lưỡi Newbornz,…..

Đặc biệt, gạc răng miệng thảo dược NewbornZ có thành phần được làm từ hẹ vừa lành tính, an toàn cho trẻ và mang lại các công dụng cụ thể sau:

  • Hỗ trợ làm sạch răng: Gạc rơ lưỡi có thể được sử dụng để làm sạch nhẹ nhàng các mảng bám trên răng của trẻ nhỏ, giúp làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng, như sâu răng và viêm nướu.
  • Hỗ trợ làm sạch vệ sinh miệng: Gạc rơ lưỡi cũng có thể được sử dụng để làm sạch vùng lưỡi và nướu của trẻ nhỏ, giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên vùng này, từ đó đóng góp vào việc duy trì hơi thở thơm mát và giảm nguy cơ viêm nướu.
  • Giúp trẻ quen thuộc với chăm sóc răng miệng: Sử dụng gạc rơ lưỡi có thể giúp trẻ nhỏ quen thuộc với các hoạt động chăm sóc răng miệng từ sớm, tạo thói quen làm sạch răng và vệ sinh miệng đúng cách, giúp phòng ngừa các vấn đề về răng miệng trong tương lai.
  • Hỗ trợ quá trình mọc răng: Khi trẻ nhỏ còn đang trong giai đoạn mọc răng, sử dụng gạc rơ lưỡi có thể giúp làm giảm cảm giác ngứa và đau răng, từ đó giúp trẻ nhỏ dễ chịu hơn trong quá trình này.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh

Khi nào cần rơ lưỡi cho trẻ?

Đối với trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự vệ sinh răng miệng nên các mẹ cần vệ sinh khoang miệng, đảm bảo con luôn được sạch sẽ, thoải mái. Các bậc phụ huynh nên thức hiện rơ lưỡi cho bé ít nhất 1 lần/ ngày để loại bỏ những cặn sữa, mảng bám trong miệng con. 

Lưu ý:

  • Vùng miệng của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi Newborn mềm nhẹ để tránh làm tổn thương 
  • Khi trẻ sơ sinh bị cặn sữa bám lưỡi, mẹ dùng gạc rơ lưỡi Newborn chà nhẹ cho trẻ, các mảng trắng do cặn sữa sẽ giảm hoặc mất hẳn đi. 

Đối với trẻ đang mọc răng, mẹ nên rơ lưỡi 2 lần/ tuần. Quá trình mọc răng có thể gây ra cảm giác ngứa và đau răng cho trẻ. Sử dụng gạc rơ lưỡi nhẹ nhàng có thể giúp giảm cảm giác này bằng cách làm sạch nhẹ nhàng vùng nướu của trẻ.

Như vậy chúng tôi đã cung cấp toàn bộ thông tin về cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ, cách này được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, y học hiện nay phát triển hơn nên các mẹ cũng có thể lựa chọn các sản phẩm gạc rơ lưỡi được chiết suất từ lá hẹ. Ví dụ như gạc rơ lưỡi NewbornZ mềm dịu vừa an toàn vừa mang lại hiệu quả cho bé, an tâm cho mẹ.

Link Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=OlWFT-DJJYA

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM