Cảm cúm ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp khi thời tiết thay đổi. Cảm giác khó chịu do đờm ứ đọng trong cổ họng không chỉ ảnh hưởng gây khó chịu cho người bệnh mà nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc phải những bệnh khác. Vậy làm thế nào để giảm thiểu các triệu chứng này và phòng tránh được những triệu chứng dẫn đến bệnh này? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây ngay nhé!
Hiểu đúng về cảm cúm ho có đờm?
Cảm cúm là căn bệnh do virus cúm influenza gây ra tình trạng khiến người bệnh ho nhiều và có đờm. Đi kèm với đó là các triệu chứng như sốt, đau đầu, mệt mỏi và đau nhức cơ thể. Cảm cúm lây lan rất dễ dàng thông qua các giọt nước bọt bắn chứa virus khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, đặc biệt khi tiếp xúc gần.
Mỗi năm, có tới hàng triệu người trên thế giới mắc bệnh cúm, đặc biệt vào mùa dịch. Do đó, nếu không được phòng ngừa và điều trị đúng cách, bệnh cúm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và thậm chí dẫn đến dịch cho một khu đông người. Vì vậy, để tìm cách điều trị cảm cúm ho có đờm, bạn cần thiết phải hiểu rõ bệnh nguyên nhân gây ra chúng, tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Triệu chứng phổ biến của cảm cúm
Sau khi tiếp xúc gần với người bệnh, trong khoảng 1-2 ngày, bạn có thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sốt cao, ớn lạnh.
- Ho khan hoặc ho có đờm.
- Đau họng, rát cổ.
- Đau đầu dữ dội, mệt mỏi.
- Đau nhức cơ thể.
- Sổ mũi, nghẹt mũi.
- Rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy)
Ai dễ mắc bệnh cảm cúm ho có đờm?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), những người dễ bị cảm cúm ho có đờm thường là:
- Người lớn trên 65 tuổi.
- Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống.
- Bệnh nhân suy giảm miễn dịch (như nằm viện lâu ngày, bệnh nhân ung thư).
- Người mắc HIV/AIDS.
- Phụ nữ mang thai.
- Người có bệnh lý mạn tính như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường.
Các biến chứng của cảm cúm ho có đờm
Bạn cần lưu ý rằng, nếu không điều trị đúng cách, cảm cúm ho có đờm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi đờm ứ đọng lâu ngày trong phổi có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến viêm phổi. Ngoài ra, đờm còn có thể chảy vào tai gây viêm tai giữa hoặc làm tắc nghẽn đường thở, gây khó thở, khò khè, thậm chí nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Điều trị cảm cúm ho có đờm bằng cách nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đặc biệt là với bệnh cúm. Tiêm phòng được xem là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và cộng đồng trước sự tấn công của virus cúm. Tuy nhiên, nếu không may mắc bệnh, việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa biến chứng. Vậy khi bị cảm cúm ho có đờm, bạn cần áp dụng các phương pháp sau:
Dùng mật ong
Mật ong không chỉ là một nguyên liệu quý, bổ dưỡng mà còn là một “liều thuốc dân gian” hiệu quả cho bệnh cảm cúm ho có đờm. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng mật ong có khả năng làm dịu cổ họng, giảm ho và kháng khuẩn. Chính vì vậy, một ly nước ấm pha mật ong mỗi ngày sẽ là “liều thuốc” tuyệt vời giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Dùng gừng
Gừng – vị thuốc quý từ thiên nhiên, từ lâu được biết đến với khả năng làm ấm cơ thể, giải cảm hiệu quả. Tính ấm của gừng giúp giảm các triệu chứng như sổ mũi, đau đầu, nhức mỏi thường gặp khi bị cảm cúm. Không chỉ vậy, gừng còn có tác dụng chống viêm, giảm đau họng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý đường hô hấp.
Gừng, khi kết hợp với mật ong, chanh và bạc hà, tạo nên những viên ngậm không chỉ giúp làm dịu cổ họng mà còn kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả. Hay loại siro ho từ gừng và các loại thảo dược khác giúp long đờm, giảm ho và làm ấm cơ thể.
Sản phẩm có chứa tinh dầu bạc hà
Từ xa xưa, người ta đã biết đến tinh dầu bạc hà như một “vị thuốc” tự nhiên giúp giảm ho, long đờm. Thành phần menthol trong bạc hà có tác dụng sát khuẩn, làm dịu cổ họng, giúp bạn nhanh chóng lấy lại giọng nói trong trẻo. Ngày nay, tinh dầu bạc hà vẫn được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm như viên xông, kẹo ngậm, thuốc ho, điển hình như: viên xông Euca-OPC và Eugica.
Sản phẩm từ dịch chiết lá thường xuân
Trong nghiên cứu tổng hợp năm 2021, Prospan và Prospan Forte, với thành phần chính là dịch chiết lá thường xuân, là những sản phẩm được các chuyên gia khuyên dùng cho người cảm cúm ho có đờm. Bằng cách làm loãng đờm và giảm viêm đường hô hấp, các sản phẩm này giúp làm dịu cơn ho và hỗ trợ quá trình hồi phục. Sản phẩm này phù hợp cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ em bị ho do cảm lạnh hoặc viêm phế quản.
Sử dụng thuốc điều trị không kê đơn
Ngoài các phương pháp điều trị bằng thảo dược, thuốc không kê đơn cũng là một lựa chọn phổ biến để giảm ho có đờm. Các loại thuốc này thường chia thành 2 nhóm chính:
- Thuốc tiêu nhầy: Giúp làm tan và cắt nhỏ đờm, hỗ trợ tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Bao gồm các loại như N-Acetylcysteine, Carbocysteine.
- Thuốc long đờm: Tăng tiết dịch nhầy và giảm độ đặc của đờm, giúp việc tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn. Các loại điển hình là Bromhexin, Ambroxol.
Các biện pháp điều trị khác
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, thực phẩm – sản phẩm chuyên dụng, việc phòng ngừa cũng rất quan trọng để đẩy lùi cảm cúm và ho có đờm, giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Một số biện pháp đơn giản bao gồm:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Giúp làm sạch và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm.
- Uống đủ nước: Giúp ngăn mất nước, làm dịu cổ họng khi ho và hỗ trợ tống đờm.
- Giữ ấm cơ thể: Làm ấm đường thở và giúp làm loãng dịch nhầy trong cơ thể.
- Rửa mũi: Giảm lượng dịch nhầy, giúp dịch đờm loãng ra và hạn chế ứ đọng hoặc tràn vào mũi.
Kết luận
Cảm cúm ho có đờm là bệnh lý khá phổ biến ở hầu hết mọi độ tuổi, giới tính. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các giải pháp điều trị mà Altaco nêu trên sẽ giúp cho bạn điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hiện nay, Altaco cung cấp các sản phẩm dùng an toàn dành cho mẹ bầu và trẻ nhỏ với những sản phẩm chứa những thành phần tự nhiên. Nếu bạn đang cần tư vấn về bất cứ sản phẩm nào, hãy liên hệ cho chúng tôi để được dược sĩ chuyên môn tư vấn MIỄN PHÍ nhé!
Bài viết tham khảo thông tin tại:
Nhà Thuốc Long Châu. https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/khi-bi-cam-cum-ho-co-dom-uong-thuoc-gi.html