Táo bón: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị táo bón

19/04/2023

Táo bón là một bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa trên toàn thế giới, với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu đều đã và đang mắc phải tình trạng này. Táo bón là bệnh lý xảy ra trên mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Theo các khảo sát và nghiên cứu thì những người già trên 65 tuổi có xu hướng mắc táo bón lên tới 40%, ngoài ra thì tỉ lệ mắc táo bón ở phụ nữ cao gấp 3 lần nam giới. Hiểu rõ về nguyên nhân cũng như dấu hiệu của táo bón sẽ giúp chúng ta có phương pháp phòng ngừa và cách chữa trị táo bón hiệu quả và an toàn nhất!

Táo bón là bệnh gì?

Táo bón là một dạng của rối loạn tiêu hóa đường ruột, tình trạng này dẫn đến việc phân đi không đều, phân khó đi kèm theo đó là cảm giác đau buốt khi đi vệ sinh. Khi bị táo bón cấp tính có thể dẫn đến tắc đường ruột và phải tiến hành phẫu thuật. Có nhiều cách nhận biết và phân biệt táo bón khác nhau nhưng ở người lớn nếu 3 ngày không đại tiện bị coi là táo bón, trẻ em thì không đi 3 lần/ 1 tuần thì bị coi là táo bón. Có 2 nhóm táo bón là táo bón thứ phát và táo bón nguyên phát.

Táo bón là bệnh gì?

Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón 

Nguyên nhân gây ra bệnh táo bón

Táo bón thứ phát

  • Táo bón có nhu động thường: Do rối loạn hệ thống và cơ thế tống phân, xuất phát từ cơ thắt và cơ hậu môn có vấn đề. Trên thực tế thì loại táo bón này rất khó bị phát hiện nếu không đi khám.
  • Táo bón với nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón, đây là tình trạng thường gặp ở phụ nữ với những triệu chứng như chướng bụng và ít có nhu cầu vệ sinh.
  • Do rối loạn chức năng sàn chậu: Là do rối loạn các khối cơ, dây chằng thoái hóa dẫn đến việc các vị trí cơ quan sàn chậu không được giữ cố định và đúng vị trí dẫn đến tình trạng táo bón.

Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát

  • Do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu hợp lí: Chế độ ăn ít xơ, dư thừa nhiều chất béo, sử dụng thực phẩm nhiều đường, cà phê, trà sữa, uống không đủ nước và hay trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ nhỏ thì táo bón có thể là do việc sử dụng nhiều sữa bột.
  • Do mắc các bệnh lý: Nếu bị mắc những bệnh như nứt hậu môn, có các khối u chèn làm tắc nghẽn ống tiêu hóa, trĩ huyết khối và to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón.
  • Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về thần kinh, rối loạn tâm lý, rối loạn nội tiết, bệnh tuyết giáp, bệnh mô liên kết, nhiễm độc chì cũng có thể gây ra táo bón.
  • Mang thai ở phụ nữ: Thay đổi nội tiết tố cũng như cấu trúc cơ thể khi mang thai có thể tác động đến việc bị táo bón ở các mẹ bầu

Ngoài ra còn một số nguyên nhân như:

  • Chế độ ăn uống: Ăn ít chất xơ, nước hoặc thiếu rau xanh, trái cây có thể làm giảm sự di chuyển của đại tràng và dẫn đến táo bón.
  • Thiếu vận động: Thiếu hoạt động thể chất, ít tập luyện, ít di chuyển có thể làm giảm hoạt động của đại tràng và dẫn đến táo bón.
  • Thuốc: Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường canxi hoặc sắt có thể dẫn đến táo bón.
  • Các rối loạn sức khỏe khác: Các rối loạn sức khỏe như tiểu đường, bệnh Parkinson hoặc bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến táo bón.
  • Các vấn đề sức khỏe tâm lý: Lo âu, căng thẳng và áp lực có thể dẫn đến táo bón.
  • Tuổi tác: Táo bón là vấn đề phổ biến ở người cao tuổi do hoạt động đại tràng giảm dần.

Dấu hiệu nhận biết táo bón

Dấu hiệu nhận biết táo bón có thể khác nhau ở từng độ tuổi, giới tính hay mỗi đối tượng khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là đại tiện rất khó. Phải tốn rất nhiều sức rặn, phân cứng, trướng bụng. Cụ thể thì có thể nhận biết qua những đặc điểm sau:

  • Ở người lớn: 3 ngày không đi đại tiện, muốn đi nhưng rặn không được, rất khó để tống phân ra ngoài. Ngoài ra thì phân cứng, phân có thể lẫn máu do bị xuất huyết khi đi ngoài.
  • Ở trẻ nhỏ: Không thể đại tiện tối thiểu 3 lần/ tuần, chướng bụng, đại tiện rất khó. Mỗi khi đại tiện rất khó khăn, phải rặn đỏ mặt, phân kèm theo máu. Ở trẻ dưới 1 tuổi thì lười bú, khóc nhiều không đi đại tiện dao chướng bụng.

Chuẩn đoán bệnh táo bón thông qua xét nghiệm

Nếu các chuẩn đoán lâm sàng không chính xác thì người bệnh có thể làm các xét nghiệm để kiểm tra tình trạng bệnh bao gồm:

  • Xét nghiệm máu và phân
  • Chuẩn đoán hình ảnh CT, MRI
  • Nội soi đại tràng
  • Đo áp lực ở hậu môn và trực tràng
  • Làm một số các xét nghiệm về đường ruột khác

Cách chữa trị táo bón

Điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống

Bệnh táo bón khá phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai ở bất kỳ lứa tuổi nào. Dưới đây là một số cách để phòng và trị táo bón để mọi người cùng tham khảo:

  • Ăn uống đủ chất xơ: Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi, hạt, ngũ cốc và lạc là những thực phẩm tốt cho đường ruột và giúp điều trị táo bón.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước để giúp cơ thể duy trì độ ẩm và làm mềm phân để dễ dàng đi qua ruột.
  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục hàng ngày giúp kích thích hoạt động ruột và làm tăng lưu lượng máu đến đường tiêu hóa.
  • Hạn chế sử dụng thuốc lỏng: Thuốc lỏng như rượu, cà phê và trà có thể làm khô phân và gây ra táo bón.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Hạn chế sử dụng thực phẩm nhanh, thực phẩm chứa nhiều đường và thực phẩm có nhiều chất béo để giảm táo bón.

Sử dụng gel thụt nhuận tràng chữa trị táo bón

Phương pháp trị bệnh táo bón bằng thuốc thụt hậu môn là một trong những phương pháp điều trị táo bón đơn giản và hiệu quả. Thuốc được đưa vào đường hậu môn thông qua một ống dẫn, giúp làm mềm phân và kích thích việc đại tiện.

Chữa trị táo bón bằng gel thụt nhuận tràng altawell mang lại nhiều lợi ích cho người bị táo bón
Chữa trị táo bón bằng gel thụt nhuận tràng altawell mang lại nhiều lợi ích cho người bị táo bón

Việc sử dụng gel thụt nhuận tràng Altawell mang lại nhiều lợi ích cho người bị táo bón, bao gồm:

  • Giảm đau và khó chịu: Thuốc thụt hậu môn giúp làm mềm phân và kích thích việc đại tiện, giảm đau và khó chịu trong quá trình đi tiêu.
  • Tăng cường sức khỏe: Việc đại tiện đều đặn sẽ giúp loại bỏ độc tố và chất cặn bã trong đường ruột, giúp tăng cường sức khỏe.
  • Phòng ngừa các bệnh đường ruột: Việc giữ cho đường ruột luôn sạch sẽ và khỏe mạnh có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh đường ruột như ung thư đại tràng, bệnh viêm đại tràng và bệnh trĩ.
  • Không gây tác dụng phụ nghiêm trọng: Thuốc thụt hậu môn được sử dụng chủ yếu để làm mềm phân và kích thích đại tiện, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho cơ thể.

Biến chứng của táo bón lâu ngày

Táo bón lâu ngày không điều trị và khắc phục có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của người mắc bệnh rất phức tạp như:

  • Bệnh trĩ.
  • Nứt hậu môn.
  • Phân áp lực.
  • Sa trực tràng

Ngoài ra thì ở trẻ em nếu táo bón lâu ngày có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, chậm phát triển và tăng cân gây khó chịu và quấy khóc đến mệt mỏi và ngủ không ngon giấc.

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh táo bón

Trong khi bị táo bón thì kì kinh nguyệt phụ nữ có bình thường không?

Trong thời gian chu kì kinh nguyệt thì mỗi người đều trải qua những tác dụng như bụng đau, chuột rút, đầy hơi và táo bón cũng có thể xuất hiện trong thời kì kinh nguyệt và có thể hết sau khi thời kì kinh nguyệt kết thúc.

Thức ăn và đồ uống nào dễ gây táo bón nhất?

Một số thực phẩm giàu đạm, đường, trái cây xanh, chát, cà phê, rượu, bia, sữa bột… rất dễ gây táo bón.

Ăn nhiều chất xơ ở khẩu phần ăn nhưng vẫn bị táo bón là do đâu?

Nếu chế độ và khẩu phần ăn sử dụng nhiều chất xơ mà vẫn xảy ra tình trạng táo bón có thể là do sử dụng bia rượu, gặp phải các vấn đề bệnh lý ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, ít vận động, mang thai hoặc mắc phải những bệnh tâm lý. Hãy đến bệnh viện để kiểm tra tình hình sức khỏe để kiểm soát và có phương hướng điều trị sớm.

Táo bón có ảnh hưởng đến trẻ em nhiều không?

Ảnh hưởng rất nhiều tới với trẻ nếu mắc phải tình trạng táo bón. Nếu trẻ mắc phải tình trạng táo bón mà bố mẹ không chú ý giải quyết và để tình trạng diễn ra lâu sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình hấp thu dinh dưỡng của trẻ, từ đó làm chậm quá trình phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ.

Bệnh trĩ gây ra táo bón, hay ngược lại?

Táo bón và bệnh trĩ là hai mối quan hệ nguyên nhân và có hệ quả hai chiều đối với nhau. Nếu bị táo bón lâu ngày và kéo dài thì sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Bệnh trĩ lâu ngày cũng sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.

Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa mà gần như ai cũng có thể mắc phải. Đây là căn bệnh thường xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh gây nên. Do đó nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tránh stress để giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh táo bón. Ngoài ra nếu do các bệnh lý khác dẫn đến táo bón thì nên đi khám sức khỏe định kỳ ở các bệnh viện để có những phương pháp tốt nhất.

Nguồn tham khảo thông tin: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_b%C3%B3n

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM