Dị ứng thời tiết ở trẻ em đa phần không gây nguy hiểm mà chỉ khiến cơ thể trẻ bị khó chịu. Tuy nhiên việc tìm hiểu vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý như nào khi trẻ bị dị ứng là vô cùng quan trọng giúp con dễ chịu hơn rất nhiều. Các bậc phụ huynh cùng tìm hiểu dưới này nhé.
Dị ứng thời tiết ở trẻ em có nguy hiểm không?
Dị ứng thời tiết ở trẻ là phản ứng của cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi. Bệnh xuất hiện ở trẻ có sức đề kháng kém, làn da nhạy cảm,… Đây là một bệnh về da vì vậy không có nguy hiểm đến trẻ tuy nhiên đây cũng là một vấn đề lo ngại khi mắc phải.
Khi trẻ mắc dị ứng thời tiết cơ thể trẻ xuất hiện nhiều vùng phát ban trên da gây ngứa ngáy, đau rát. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quấy khóc, biếng ăn và thẩm mỹ ở trẻ. Vậy nên phụ huynh khi thấy con có xuất hiện những dấu hiệu dị ứng hãy xử lý nhanh chóng để trẻ được thoải mái nhất.
Những dấu hiệu cho thấy dị ứng thời tiết ở trẻ em
Dị ứng thời tiết là bệnh gặp nhiều ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tình trạng này xuất hiện trên cơ thể thường do sức đề kháng kém hay do những yếu tố môi trường thêm xúc tác. Dị ứng chính là cách mà cơ thể chống trả lại những tác nhân bên ngoài. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy dị ứng thời tiết ở trẻ.
Ngứa ngáy, nhiều vùng phát ban đỏ trên da
Ngứa ngáy là đặc trưng của tình trạng dị ứng thời tiết. Trẻ em thường không kiểm soát được mà gãi ngứa đến trầy da.
Dấu hiệu bên ngoài da phụ huynh thấy những nốt sần như vết muỗi, lan to hơn và mảng rộng. Vùng ngứa và phát ban thường ở những vùng da không được che chắn như tay, chân, cổ và mặt,…
Viêm mũi dị ứng
Theo các nghiên cứu, dị ứng thời tiết ứng với dấu hiệu viêm mũi dị ứng. Khi xuất hiện triệu chứng viêm mũi dị ứng cụ thể là ngạt mũi, hắt xì, sổ mũi,,… cha mẹ hãy chú ý da trên cơ thể bé xem có phải cũng mắc dị ứng thời tiết không. Tuy nhiên, cần lưu ý nhầm lẫn giữa viêm mũi dị ứng và cảm cúm nhé.
Sốt
Dị ứng thời tiết ở trẻ em xuất hiện ở trẻ có sức đề kháng kém vì vậy có thể kèm theo hiện tượng sốt. Thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ thay đổi thất thường làm cơ thể bé không kịp phản ứng rất dễ mắc dị ứng thời tiết kèm sốt.
Phát mề đay cấp tính
Dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ hay người lớn đều có nhiều mức độ khác nhau. Trong một số trường hợp nghiêm trọng sẽ nổi mẩn toàn thân gọi là mề đay cấp tính. Dấu hiệu này vô cùng khó chịu, ngứa rất khiến các con quấy khóc.
Dị ứng thời tiết ở trẻ cha mẹ cần làm gì ?
Tuy dị ứng thời tiết ở trẻ không nguy hiểm nhưng lại khiến con không được thoải mái và có khi sẽ để lại những vết thâm mất thẩm mỹ. Bậc phụ huynh hãy tham khảo một số cách xử lý dị ứng ở trẻ dưới đây để ứng dụng nhé.
Tránh các tác nhân gây dị ứng
Dị ứng thời tiết nguyên nhân chính là do thay đổi thời tiết vậy nên cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân này. Cụ thể như:
- Dị ứng thời tiết khô
- Bôi kem dưỡng ẩm lên da cho trẻ toàn thân hoặc những vùng da đang khô. Lưu ý: sử dụng loại kem dưỡng an toàn cho trẻ
- Dị ứng thời tiết mưa ẩm, chuyển mùa lạnh
- Kiêng cho trẻ ra ngoài thời tiết, đóng kín cửa tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
- Giữ ẩm cơ thể cho trẻ
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống như chăn gối, màn,…
- Dị ứng do gió
- Kiêng gió, che chắn kín cho trẻ khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với gió
- Gió khô, gió độc có thể khiến trẻ bị dị ứng và nhiều bệnh khác, trước khi ra ngoài cha mẹ bôi kem dưỡng ẩm cho con là tốt nhất.
Chăm sóc vệ sinh cơ thể trẻ
Khi trẻ bị dị ứng thời tiết là do sức đề kháng của con yếu, cơ thể con nhiễm vi khuẩn vậy nên cha mẹ cần chăm sóc vệ sinh cơ thể cho con. Phụ huynh cần nắm chắc những điều sau:
- Tắm rửa vệ sinh cơ thể sạch sẽ cho trẻ. Sử dụng nước tắm thảo dược giúp nâng cao khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm trên da trẻ ( các mẹ có thể tham khảo sử dụng nước tắm gội thảo dược Newborn Care)
- Bổ sung vitamin các loại cho cơ thể trẻ để tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch thông qua thực phẩm như hoa quả, rau xanh, ….
- Bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên với nhiều trường hợp đạm lại chính là tác nhân gây dị ứng nên phụ huynh cần lưu ý khi bổ sung.
Bên trên là những cách xử lý khi trẻ bị ứng thời tiết mà cha mẹ cần biết. Ngoài ra, nếu dị ứng thời tiết ở trẻ kèm theo nhiều biểu hiện như sốt, ho,…. hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.
Cách hạn chế để trẻ tránh mặc dị ứng thời tiết ở trẻ em
Trước hết, người lớn cần thường xuyên theo dõi thời tiết sắp chuyển mùa để phòng tránh nguy cơ mắc dị ứng thời tiết ở trẻ em. Thời điểm chuyển giao mùa cũng là lúc bệnh này hoành hành vậy nên cần đặc biệt lưu ý:
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài trời trong những trường hợp không cần thiết
- Che chắn đầy đủ để tránh gió khi ra ngoài
- Tránh để trẻ nhỏ nghịch bẩn, đất cát là đường gây nhiễm vi khuẩn nhanh nhất
- Chú trọng chế độ ăn uống dinh dưỡng cho để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch ở trẻ
Bên trên là những thông về bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em hy vọng sẽ hữu ích cho những bố mẹ đang chăm con nhỏ. Để chủ động xử lý cho con khi gặp dị ứng các bậc phụ huynh hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cũng như cách xử lý tốt nhất nhé.