Dinh dưỡng cho bà bầu và những điều cần biết trong suốt thai kỳ

29/07/2024

Dinh dưỡng cho bà bầu đóng vai trò quan trọng trong suốt thai kỳ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Mỗi dưỡng chất mà mẹ hấp thụ sẽ góp phần giúp bé phát triển thể chất, trí tuệ và tăng cường hệ miễn dịch của bé. Việc hiểu rõ về dinh dưỡng sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh cho bé. Vậy khi mang thai bà bầu cần lưu ý và bổ sung những nguồn dinh dưỡng nào? Cùng Altaco khám phá trong bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Trong thai kỳ, thai nhi nhận dưỡng chất từ mẹ thông qua nhau thai. Mọi dưỡng chất mà mẹ hấp thụ sẽ giúp bé phát triển toàn diện về sức khỏe và thể chất. Các dưỡng chất đó có thể bao gồm các loại vitamin, khoáng chất và protein cần thiết.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý sẽ giúp mẹ có thai kỳ khỏe mạnh, đồng thời bé khi ra đời cũng phát triển tốt hơn về tinh thần, thể chất, vận động, giảm nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh. Ngược lại, nếu mẹ bị thiếu dinh dưỡng khi mang thai, lượng thực phẩm, vi chất không đáp ứng đủ nhu cầu thai kỳ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

Nguyên tắc dinh dưỡng mẹ bầu cần nhớ

Nguyên tắc dinh dưỡng mẹ bầu cần nhớ
Nguyên tắc dinh dưỡng mẹ bầu cần nhớ

Khi mang thai, nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng của mẹ bầu tăng cao hơn so với bình thường để nuôi dưỡng và giúp thai nhi phát triển một số cơ quan khỏe mạnh. Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học, mẹ bầu cần chú ý đến những nguyên tắc sau:

  • Cân đối các nhóm dinh dưỡng
  • Không ăn kiêng khi mang thai
  • Uống đủ nước
  • Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
  • Chọn thực phẩm tươi sạch
  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong suốt thai kỳ
  • Tập luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng cường sức khỏe
  • Tránh các loại thức ăn, thực phẩm gây hại

Triệu chứng thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Nếu không được bổ sung đủ dinh dưỡng khi mang thai, mẹ bầu có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Thể trạng mệt mỏi, làm việc dễ mệt, thiếu tập trung: Khi không được bổ sung đủ sắt và protein trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày mẹ bầu dễ dẫn đến cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó tập trung, không cảm thấy hứng thú với công việc.
  • Thể trạng gầy yếu, xanh xao, niêm mạc kém hồng, dễ nhiệt miệng, da khô: Các triệu chứng này xảy ra khi không được bổ sung đủ Vitamin, khoáng chất cho cơ thể khi mang thai, đặc biệt là Vitamin B12, kẽm, Acid Folic.
  • Đau cơ, chuột rút thường xảy ra khi thiếu Calci trong thai kỳ. Thai phụ thường xuất hiện các triệu chứng tê tay, chuột rút bắp chân, đùi.
  • Thường xuất hiện tình trạng đau đầu, choáng váng.
  • Các vấn đề về tiêu hóa: Thiếu chất xơ và nước có thể khiến mẹ bầu bị táo bón, đầy hơi, khó tiêu làm mẹ bầu cảm thấy khó chịu ảnh hưởng đến tâm lý khi mang thai.
  • Rụng tóc: Thiếu sắt, Vitamin D và acid folic có thể gây ra tình trạng rụng tóc trong quá trình mang thai.

Ngoài ra còn nhiều triệu chứng khác tùy thuộc vào mức độ thiếu dinh dưỡng của mẹ bầu. Phát hiện sớm bất thường của cơ thể và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp mẹ bầu duy trì sức khỏe tốt trong suốt thai kỳ.

Các biến chứng thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Đối với mẹ

Dinh dưỡng thai kỳ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe người mẹ. Cơ thể thai phụ không được cung cấp đủ dinh dưỡng có thể gây tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Tình trạng này nếu diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị, bổ sung đúng cách có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim, thậm chí dẫn tới suy tim.

Chế độ dinh dưỡng không cân đối có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, nếu mẹ bầu không chú trọng bổ sung dinh dưỡng thai kỳ tốt, sau khi sinh có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như rụng tóc, loãng xương, suy dinh dưỡng…

Đối với thai nhi

  • Tăng nguy cơ sinh non
  • Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu axit folic và sắt, có thể làm tăng nguy cơ sinh non, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của bé.
  • Thai chậm phát triển
  • Thai nhi phát triển nhờ hoàn toàn vào nguồn dinh dưỡng mà mẹ hấp thu. Mẹ không bổ sung đủ dinh dưỡng thai kỳ khiến thai nhi không đủ chất và năng lượng để phát triển gây chậm lớn, chậm phát triển.
  • Thai chết lưu
  • Trong các trường hợp nguy hiểm, thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến thai chết lưu do không được cung cấp đủ năng lượng, các dưỡng chất cũng như vi lượng cần thiết.

Phòng ngừa thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Để phòng ngừa thiếu dinh dưỡng khi mang thai, các mẹ bầu nên:

  • Bổ sung đa dạng nguồn thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, vitamin, muối khoáng cho chế độ ăn hàng ngày.
  • Uống đủ nước. Mỗi ngày bà bầu nên uống đủ từ 2-3 lít nước/ngày để giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
  • Bổ sung thêm các bữa phụ trong ngày ngoài 3 bữa chính. Trong giai đoạn mang thai, mỗi ngày bà bầu nên có khoảng 5-6 bữa để duy trì năng lượng và bổ sung đủ dinh dưỡng. Đồng thời, việc chia nhỏ bữa ăn này cũng hỗ trợ giúp bà bầu giảm cảm giác buồn nôn, nôn trong giai đoạn ốm nghén có nguy cơ thiếu dinh dưỡng cao.
  • Hạn chế uống cafe, rượu bia, các chất kích thích trong thai kỳ vì có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
  • Khi mang thai, nhu cầu sắt, canxi của bà bầu lớn do đó, nên chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt và canxi như thịt đỏ, hạt, rau xanh, sữa… để phòng ngừa thiếu máu và duy trì sức khỏe xương, răng.

Đối tượng nguy cơ thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Đối tượng nguy cơ thiếu dinh dưỡng khi mang thai
Đối tượng nguy cơ thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Những đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu dinh dưỡng khi mang thai bao gồm:

  • Phụ nữ ăn chay hoặc ăn kiêng
  • Phụ nữ có bệnh lý mãn tính như tiểu đường, bệnh thận, hay các vấn đề tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng.
  • Phụ nữ mang đa thai cần nhiều dinh dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu của nhiều em bé.
  • Phụ nữ có tình trạng kinh tế khó khăn
  • Phụ nữ có tiền sử thiếu máu hoặc hấp thu dinh dưỡng kém: Những đối tượng này có thể làm tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ.
  • Bà bầu có triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng, khó khăn trong việc ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng.

Các biện pháp chẩn đoán thiếu dinh dưỡng khi mang thai

Để phát hiện kịp thời và chính xác tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thai kỳ, bà bầu cần thực hiện một số biện pháp chẩn đoán. Thông qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe toàn diện của cả mẹ và thai nhi, từ đấy đưa ra các giải pháp can thiệp phù hợp. Một số biện pháp chẩn đoán thiếu dinh dưỡng khi mang thai:

Các triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, luôn trong trạng thái kiệt sức khi làm việc, da khô, nhợt nhạt, tóc rụng, hệ miễn dịch suy giảm thường xuyên bị cảm lạnh, nhiễm trùng… là những dấu hiệu quan trọng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác và lời khuyên dinh dưỡng phù hợp.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Để chẩn đoán thiếu dinh dưỡng ở bà bầu, các xét nghiệm cận lâm sàng thường được thực hiện bao gồm:

Xét nghiệm máu:

  • Đo mức độ hồng cầu và hemoglobin trong máu để phát hiện tình trạng thiếu máu, thường liên quan đến thiếu sắt.
  • Đánh giá mức độ sắt và dự trữ sắt trong cơ thể để xác định tình trạng thiếu sắt.
  • Xác định mức vitamin B12 và axit folic để kiểm tra các vấn đề liên quan đến thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đo mức canxi và vitamin D để kiểm tra tình trạng sức khỏe xương và ngăn ngừa loãng xương.

Đánh giá chỉ số cơ thể (BMI)

Theo dõi sự thay đổi trọng lượng cơ thể và so sánh với mức khuyến nghị để phát hiện tình trạng thiếu dinh dưỡng.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm này đôi khi được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu của tình trạng dinh dưỡng kém hoặc mất nước của bà bầu.

Siêu âm, theo dõi dự phát triển của thai nhi

Thông qua kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ nắm được sức khỏe cũng như mức độ phát triển của thai nhi, từ đó đánh giá được tình trạng dinh dưỡng của bà bầu và đưa ra các biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng

Tam cá nguyệt thứ nhất

Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, hầu như các bà bầu đều gặp triệu chứng ốm nghén gây khó khăn trong việc bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, lựa chọn thực phẩm nào để vừa giảm triệu chứng ốm nghén vừa cung cấp dinh dưỡng thai kỳ là điều rất quan trọng. Mẹ bầu nên tập trung vào các thực phẩm giúp giảm triệu chứng ốm nghén, đồng thời đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cơ bản cho sự phát triển ban đầu của thai nhi.

Một số nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp giảm ốm nghén mẹ bầu có thể tham khảo trong tam cá nguyệt này:

  • Gừng: Trong gừng có chứa hoạt chất Gingerol và Shogaol có tác dụng giảm rối loạn tiêu hóa và kiểm soát các cơn buồn nôn, nôn hiệu quả.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, bánh mì nguyên cám.
  • Trái cây tươi: Chuối, táo, dưa hấu, dưa lưới.
  • Rau xanh lá: Rau bina (cải bó xôi), cải xoăn.
  • Protein nhẹ: Thịt gà nạc, cá hồi, trứng luộc.
  • Sản phẩm từ sữa dễ tiêu: Sữa chua không đường, phô mai mềm.
  • Các loại hạt và đậu mềm: Hạt chia, đậu lăng, đậu xanh.
  • Thực phẩm chứa gừng: Trà gừng, kẹo gừng, gừng tươi thêm vào món ăn.

Tam cá nguyệt thứ hai

Ở giai đoạn này, tình trạng ốm nghén của các mẹ bầu hầu như không còn, vì vậy việc ăn uống sẽ trở nên tốt hơn. Về phía thai nhi, lúc này hệ xương của bé bắt đầu phát triển mạnh, não bộ và các cơ quan trong cơ thể cũng dần hoàn thiện chức năng. Do đó mẹ cần chú trọng bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết hơn so với giai đoạn trước. Ngoài sắt, canxi, acid Folic thì kẽm cũng cần được bổ sung với nhu cầu 20mg/ngày. Thiếu kẽm có thể khiến thai nhi nhẹ cân, thấp còi, và nguy cơ mắc các dị tật…

Tam cá nguyệt thứ ba 

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn đánh dấu bước phát triển vượt bậc về cân nặng của thai nhi. Để thai nhi không bị nhẹ cân, mẹ bầu cần chú ý tăng khẩu phần ăn của mình lên khoảng 400 kcal/ ngày.

Sự thay đổi hormone cùng với kích thước của thai nhi lớn trong tam cá nguyệt này có thể gây lên áp lực vùng chậu và bàng quang khiến mẹ thường bị đầy bụng, táo bón bí ách gây khó chịu cho mẹ bầu. Để khắc phục tình trạng này, bà bầu nên hạn chế các thực phẩm khó tiêu thay vào đó là bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn.

Những quan niệm sai lầm về chế độ ăn cho bà bầu

Nhịn ăn khi ốm nghén

Một số người nghĩ rằng, nhịn ăn khi bị ốm nghén sẽ giúp giảm cảm giác buồn nôn và khó chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên, trên thực tế việc nhịn ăn có thể làm tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn. Bởi khi nhịn ăn như vậy, khiến dạ dày rỗng có thể gây kích thích dạ dày và tăng cảm giác buồn nôn hơn.

Thay vào đó, để cải thiện tình trạng ốm nghén, mẹ bầu nên chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa thay vì 3 bữa chính trong ngày. Ưu tiên chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa như bánh mì khô, yến mạch, các loại trái cây… Gừng là thực phẩm tốt giúp giảm cảm giác buồn nôn do ốm nghén, mẹ bầu có thể tìm hiểu và sử dụng để cải thiện.

Ăn cho hai người

Ăn cho 2 người khi mang thai là một quan niệm không chính xác. Thai nhi cần dưỡng dinh dưỡng từ mẹ để phát triển, tuy nhiên nhu cầu không lớn tới mức phải ăn gấp đôi. Thay vào đó, mẹ bầu cần chú trọng đến chất lượng dinh dưỡng hơn. 

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, nhu cầu calo của mẹ bầu không tăng nhiều so với trước khi mang thai. Tam cá nguyệt thứ hai và ba, mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm khoảng 300-500 calo mỗi ngày, không phải gấp đôi lượng calo bình thường.

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân không mong muốn và biến chứng sức khỏe. Mẹ bầu nên tập trung vào chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Ăn nhiều đồ ngọt để bổ sung năng lượng

Khi mang thai các bà bầu thường dễ mất năng lượng dẫn đến mệt mỏi và cho rằng cần bổ sung thêm đường từ các loại đồ ngọt để cải thiện. Đây là một quan niệm sai lầm của nhiều người. Thực tế, thực phẩm nhiều đường có thể gây tăng cân quá mức và nguy cơ tiểu đường thai kỳ. thay vào đó, mẹ bầu nên chọn các nguồn cung cấp năng lượng lành mạnh như các loại thịt nạc, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc…

5 nhóm dưỡng chất cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn mang thai

5 nhóm dưỡng chất cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn mang thai
5 nhóm dưỡng chất cần đặc biệt chú ý trong giai đoạn mang thai

Trong giai đoạn mang thai, việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Dưới đây là 5 nhóm dưỡng chất cần đặc biệt chú ý:

  • Axit folic: Thường có trong các loại rau xanh sẫm, các loại đậu, hạt, cam, quýt…
  • Canxi và vitamin D: Nhóm dưỡng chất này có nhiều trong sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu, cá béo…
  • Sắt: Sắt có nhiều trong gan, các loại thịt đỏ, cá…
  • Protein: Mẹ bầu có thể bổ sung protein thông qua trứng, bông cải xanh, ức gà, yến mạch, sữa…
  • Omega-3: Dưỡng chất này thường chứa nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá thu…

Xem thêm: Những dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ

Một số câu hỏi thường gặp về dinh dưỡng trong thai kỳ

Bà bầu cân tăng bao nhiêu cân trong quá trình mang thai?

Mức độ cân nặng lý tưởng trong thai kỳ thường dao động từ 11-16kg, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào chỉ số khối lượng cơ thể mà cân nặng khi mang thai của mỗi bà bầu có thể khác nhau.

  • Chỉ số khối cơ thể trước thai kỳ (BMI) < 18,5 Kg/m2: Cần tăng khoảng 12.5-18 kg
  • BMI từ 18.5-24.9 Kg/m2: Cần tăng khoảng 11.5-16 kg
  • BMI từ 25.0-29.9kg/m2: cần tăng khoảng 7-11.5 kg
  • BMI ≥ 30kg/m2: cần tăng khoảng 5-9 kg

Đối với thai đôi, mức tăng cân có thể cao hơn, thường từ 16-20 kg. 

Làm thế nào để duy trì cân nặng hợp lý trong thai kỳ?

Để duy trì cân nặng hợp lý trong thai kỳ, bà bầu nên ăn uống cân đối, tập trung vào thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau xanh, trái cây và protein. Đặc biệt,mẹ bầu cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và chất béo, vì dễ gây thừa cân, ảnh hưởng đến thai kỳ.

Ngoài ra nên theo dõi lượng calo và chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, mẹ bầu cũng nên thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội… để tăng cường sức khỏe.

Có nên ăn chay trong thai kỳ không?

Thai phụ có thể ăn chay trong thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như protein, sắt, vitamin B12, canxi và omega-3 từ các nguồn thực phẩm chay hoặc thực phẩm bổ sung.

Mẹ bầu ăn chay có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trong xây dựng thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM