Gừng – Vị thuốc tự nhiên không thể thiếu trong y học cổ truyền

03/07/2024

Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, không chỉ làm dậy lên hương vị độc đáo cho các món ăn mà còn giữ vai trò quan trọng trong y học cổ truyền. Với khả năng sử dụng đa dạng, từ dạng tươi, khô, bột cho đến nước ép, gừng đã trở thành vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc Đông y.

Đặc điểm tự nhiên nổi bật của gừng

Cùng Altaco khám phá tất tần tần những đặc điểm thú vị giúp gừng khẳng định vị trí đặc biệt trong cả nền ẩm thực và y học cổ truyền của chúng ta.

Tên gọi và danh pháp

Đặc điểm tự nhiên nổi bật của gừng

Gừng là một trong những gia vị và vị thuốc cổ truyền phổ biến nhất ở Việt Nam. Trong tiếng Việt gọi là Gừng (thân rễ), ngoài ra còn có những tên khác như Khương, Sinh khương, và Can khương. Tên khoa học của gừng là Zingiber officinale Rose hoặc Rhizoma Zingiberis. Gừng thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), một họ thực vật có nhiều loài mang lại giá trị dược liệu và ẩm thực cao.

Đặc điểm tự nhiên

Gừng là một loại cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm, có chiều cao từ 0,6 đến 1 mét. Thân rễ của gừng nạc, phân nhánh và mọc bò ngang dưới mặt đất. Lá của cây gừng mọc đối, không có cuống, có bẹ, hình mác dài khoảng 15 – 20 cm, rộng khoảng 2 cm. Lá có mặt nhẵn, gân giữa màu trắng và có mùi thơm đặc trưng.

Tác dụng tự nhiên của gừng
Trục hoa của gừng xuất phát từ gốc, dài khoảng 20 cm và rộng 2 – 3 cm. Lá bắc của hoa hình trứng, dài 2,5 cm, có mép lưng màu vàng. Đài hoa dài khoảng 1cm, có 3 răng ngắn, trong khi mỗi cành hoa dài khoảng 2cm, có màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, và nhị hoa cũng có màu tím. Đặc biệt, loài gừng trồng thường ít ra hoa. Toàn cây, đặc biệt là thân rễ, đều có mùi thơm và vị cay nóng đặc trưng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Ở Việt Nam, gừng được trồng và phân bố rộng rãi khắp cả nước. Củ gừng không chỉ được sử dụng trong nước mà còn được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Gừng có thể được sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng.

  • Sinh khương (Gừng tươi): Thường được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau khi đào củ, người ta cắt bỏ lá và rễ, rửa sạch và bảo quản trong nồi đậy kín bằng đất để giữ tươi lâu. Khi sử dụng, gừng tươi được rửa sạch trước khi chế biến.
  • Can khương (Gừng khô): Được thu hái vào mùa đông. Thân rễ già được đào lên, cắt bỏ lá và rễ, rửa sạch và phơi nắng cho khô. Can khương thường được sử dụng trong đông y.

Bộ phận sử dụng

Thân rễ của gừng thu hái vào mùa đông có thể dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô để làm can khương. Các dạng chế biến khác của gừng khô bao gồm tiêu khương (gừng khô thái lát dày, sao hơi vàng, vảy ít nước rồi đậy kín nắp để nguội), bào khương (gừng khô đã chế biến), và thân khương (gừng khô cắt lát dày sao cho cháy đen).

Gừng còn có thể được điều chế thành nhựa dầu từ bột gừng khô với các dung môi hữu cơ, cho hiệu suất 4,2 – 6,5%, hoặc cất tinh dầu từ gừng với hiệu suất 1 – 2,7%. Nhựa dầu và tinh dầu gừng đều có giá trị cao trong y học và công nghiệp thực phẩm.

Gừng có chứa thành phần có đặc tính y học mạnh mẽ

Gừng không chỉ nổi tiếng là một gia vị trong ẩm thực mà còn được biết đến với các thành phần hóa học có đặc tính y học mạnh mẽ. Các thành phần này đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe.

Gừng có chứa thành phần có đặc tính y học mạnh mẽ

Các hợp chất phenol không bay hơi

Các chất chính tạo nên độ cay đặc trưng của gừng là các hợp chất phenol không bay hơi, bao gồm gingerol, gingeridion và shogaol. Những hợp chất này không chỉ tạo nên hương vị cay nồng đặc trưng mà còn có nhiều tác dụng dược lý quan trọng.

  • Gingerol: Là hợp chất chính trong gừng tươi, đặc biệt là 6-gingerol, chiếm phần lớn trong số các gingerol có trong gừng. Gingerol có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, và có thể giúp giảm đau, buồn nôn và các triệu chứng cảm lạnh.
  • Shogaol: Được hình thành từ gingerol trong quá trình sấy khô và lưu trữ gừng. Shogaol có tác dụng chống viêm mạnh mẽ hơn gingerol và cũng có khả năng chống ung thư, chống oxy hóa, và giảm đau.

Tinh dầu gừng

Tinh dầu gừng, chiếm từ 1% đến 3% trong thành phần của gừng, bao gồm các hợp chất như zingiberen, sesquiphellandrene và beta-bisabolene. Tinh dầu gừng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, và kháng virus, đồng thời giúp kích thích tiêu hóa và giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.

Zingiberen: Là một trong những thành phần chính của tinh dầu gừng, có tác dụng chống viêm và giảm đau.

Sesquiphellandren và beta-bisabolen: Các hợp chất này có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Sự biến đổi của các thành phần trong quá trình chế biến

Các thành phần như beta-sesquiphellandren và (-)-zingiberen có hàm lượng cao nhất trong gừng tươi, nhưng chúng bị phân hủy khi gừng được sấy khô và lưu trữ. Đó là lí do vì sao y học cổ truyền Trung Quốc thường ưu tiên sử dụng thân rễ gừng tươi trong điều trị cảm lạnh và các bệnh lý thông thường. Trong quá trình sấy và lưu trữ, gingerol dần dần phân hủy thành shogaol, làm tăng thêm tác dụng chống viêm và chống oxy hóa của gừng khô.

Công dụng của gừng

Công dụng của gừng
Công dụng của gừng đối với ngành y học cổ truyền hay hiện đại đều mang lại những đóng góp rất lớn.

Theo y học cổ truyền

Trong y học cổ truyền, gừng được phân thành hai loại chính là sinh khương (gừng tươi) và can khương (gừng khô), mỗi loại có những đặc tính và công dụng riêng biệt.

  • Sinh khương (Gừng tươi): Có vị cay, tính hơi ôn, tác động vào ba kinh tỳ, phế và vị. Sinh khương có tác dụng ôn trung, phát biểu tán hàn, tiêu đờm, làm hết nôn, hành thủy giải độc. Nó thường được sử dụng để chữa ngoại cảm, các chứng biểu hiện bụng trướng đầy, giải độc bán hạ, nôn mửa, đờm ẩm sinh ho, và các trường hợp bị ngộ độc cua cá.
  • Can khương (Gừng khô): Có vị cay và đắng, tính đại nhiệt, tác động vào sáu kinh tâm, tỳ, phế, vị, thận và đại tràng. Can khương có tác dụng hồi dương thông mạch, ôn trung tán hàn, và thường được dùng để trị các triệu chứng như bụng đau, thổ tả, mạch nhỏ, chân tay lạnh, hàn ẩm suyễn ho, và phong hàn thấp tỳ.

Theo y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu hiện đại đã chứng minh rằng gừng có nhiều tác dụng dược lý quan trọng:

  • Tác dụng giãn mạch và tăng cường miễn dịch: Gừng làm giãn mạch và tăng tỷ lệ protein toàn phần và gamma globulin trên súc vật thí nghiệm, đồng thời ức chế hoạt động của histamin và acetylcholin, giúp giảm co thắt cơ trơn ruột.
  • Giảm dị ứng: Gừng có hiệu quả trong việc giảm các phản ứng dị ứng ở chuột lang mẫn cảm do tiêm kháng nguyên.
  • Kháng khuẩn và kích thích: Cineol trong gừng có tác dụng kích thích khi dùng tại chỗ và diệt khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn.
  • Ức chế thần kinh trung ương: Qua khảo sát, cao chiết gừng khô, shogaol và gingerol đều ức chế sự vận động tự nhiên của chuột nhắt, tăng thời gian gây ngủ của thuốc ngủ barbituric.
  • Hạ nhiệt: Gingerol và shogaol có tác dụng làm hạ sốt trên chuột đã được gây sốt bằng tiêm men bia.
  • Giảm ho và giảm đau: Gừng có tác dụng giảm ho và giảm đau hiệu quả.
  • Chống co thắt: Shogaol và gingerol đều có tác dụng chống co thắt cơ trơn.

Liều dùng và cách dùng

Trong dân gian, gừng được sử dụng như một vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa và chữa nhiều chứng bệnh khác nhau:

  • Gừng tươi (Sinh khương): Thường được dùng với liều lượng từ 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc pha, hoặc rượu gừng tươi (mỗi ngày 2 – 5ml). Gừng tươi có thể giúp chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, nôn mửa, tiêu chảy, cảm mạo, phong hàn, ra mồ hôi trộm, ho và mất tiếng.
  • Gừng khô (Can khương): Được dùng khi bị cảm mà đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, nôn mửa. Liều lượng sử dụng tương tự như gừng tươi.

Ngoài ra, Gừng là nguyên liệu chính trong sản xuất bia gừng, đặc biệt được ưa chuộng ở Anh và Mỹ, và mứt gừng, kẹo gừng va một số thực phẩm tiêu thụ khác tại Việt Nam.

Các bài thuốc dân gian từ gừng

Gừng từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền như một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ gừng, được áp dụng để điều trị các chứng bệnh thường gặp.

Trị nhức đầu, lạnh bụng, nôn ói, có đờm

  • Thành phần: Chích cam thảo 4g, Can khương 10g, nước 300ml.
  • Cách làm: Sắc hỗn hợp này với nước đến khi còn khoảng 100ml.
  • Cách dùng: Chia nhỏ uống nhiều lần trong ngày. Nếu thấy triệu chứng giảm, có thể giảm liều lượng.

Đi tiêu ra nước

Gừng sấy khô: Gừng được sấy khô và nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 2 – 4g gừng khô, dùng nước cơm chiêu với thuốc.

Gừng nướng: Nướng gừng, bóc vỏ, cắt lát và nhai cùng búp chè hoặc búp ổi.

Đi lỵ ra máu

Can khương thiêu tồn tính: Sử dụng can khương thiêu tồn tính, uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 2 – 4g. Chiêu thuốc bằng cháo hoặc nước cơm.

Cảm cúm, ho, nhức đầu, thân thể đau mỏi

Thành phần: Gừng sống giã nhỏ.

Cách làm: Bó tóc rối, tẩm rượu sôi và đánh khắp người, đặc biệt là xoa vào những chỗ đau nhức.

Trị nôn mửa

  • Gừng sống: Nhấm từng ít một gừng sống cho đến khi hết triệu chứng nôn.

Trị ho lâu ngày và ợ nóng

  • Thành phần: Gừng tươi và mật ong.
  • Cách làm: Giã gừng tươi lấy nước (1 thìa) và trộn với 1 thìa mật ong. Đun nóng hỗn hợp này.
  • Cách dùng: Uống dần từng ít một cho đến khi giảm triệu chứng.

Trị sổ mũi

  • Thành phần: Nước gừng và bột bạch chỉ
  • Cách làm: Trộn nước gừng và bột bạch chỉ.
  • Cách dùng: Bôi hỗn hợp này lên huyệt thái dương.

Trị cảm mạo phong hàn

  • Thành phần: Tía tô 10g, Bạc hà 10g, Kinh giới 10g, Bạch chỉ 6g, vỏ quýt 6g, Gừng tươi 3 lát, Địa liền 6g.
  • Cách làm: Sắc các thành phần này thành một thang thuốc.
  • Cách dùng: Uống mỗi ngày một thang, liên tục trong 3 ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về Gừng – vị thuốc phổ biến trong nền y học cổ truyền với những công dụng vượt trội trong điều trị và chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra Altaco còn cho ra mắt các sản phẩm liên quan đến gừng nghệ với hiệu quả và công dụng như nhau nhưng dễ dàng tiện lợi và sử dụng. Đặc biệt các sản phẩm gừng nghệ tại Altaco rất tiện lợi và dễ dàng sử dụng cho các bà mẹ bầu sau sinh.

Nguồn thông tin tham khảo: Wikipedia về gừng

https://nhathuoclongchau.com.vn/thanh-phan/gung-than-re

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/loi-ich-suc-khoe-cua-gung/

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM