Nổi mề đay sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và 5 mẹo khắc phục

02/04/2024

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng da liễu khá phổ biến hay bắt gặp ở các mẹ bỉm, thường gây ngứa ngáy và khó chịu trên da. Ở bài viết này cùng đi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị khi bị nổi mề đay sau sinh nhé. 

Nguyên nhân nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên 
Nổi mề đay sau sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên
  • Thay đổi nội tiết tố: Trong hành trình mang thai và sinh nở, cơ thể mẹ bỉm có sự thay đổi rõ rệt về nội tiết tố. Sau sinh, hệ miễn dịch của phụ nữ thường yếu hơn, khiến cơ thể dễ phản ứng với các tác nhân gây dị ứng, dẫn đến nổi mề đay sau sinh.
  • Vệ sinh da chưa đúng cách: Các mẹ bỉm thường kiêng tắm nhiều, tắm lâu do sức khỏe sau sinh còn yếu, việc này tạo điều kiện cho bụi bẩn và mồ hôi tích tụ, gây bít tắc lỗ chân lông từ đó có thể dẫn đến bị mẩn ngứa, nổi mề đay sau sinh.
  • Stress: Việc chăm sóc con cả ngày và đêm, không ngủ đủ giấc, con quấy khóc, cơ thể khó chịu sau khi sinh…đều khiến mẹ bỉm hay rơi vào trạng thái bị stress. Hệ miễn dịch của mẹ sẽ bị suy yếu và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân xung quanh, dẫn đến cơ thể bị nổi mề đay sau sinh. 
  • Thiếu máu sau sinh, chức năng gan giảm: Việc sinh nở khiến mẹ mất khá nhiều máu, đi kèm với đó là sử dụng quá nhiều thuốc khiến cho chức năng đào thải độc tố của gan bị suy giảm. Từ đó dẫn đến việc cơ thể bị suy nhược, bị tích tụ độc tố và có thể gây dị ứng da, nổi mề đay sau sinh. 
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Mẹ bỉm thường ăn nhiều đồ ăn lợi sữa hơn, chính vì thế sẽ gây thiếu các nhóm chất khác cho cơ thể, cơ thể không có đủ chất dinh dưỡng có thể tăng nguy cơ bị nổi mề đay sau sinh. 
  • Dị ứng: Một số tác nhân từ môi trường như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, hóa chất hay sự thay đổi của thời tiết cũng có thể khiến mẹ bỉm bị dị ứng và nổi mề đay. 

Triệu chứng của nổi mề đay sau sinh

Nổi mề đay sau sinh khiến da xuất hiện các vết sưng phù màu hồng nhạt 
Nổi mề đay sau sinh khiến da xuất hiện các vết sưng phù màu hồng nhạt
  • Xuất hiện những vết sưng tấy, đám da phù màu hồng nhạt, có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Khi ấn vào sẽ chuyển sang màu trắng. 
  • Ngứa ngáy, nóng rát khó chịu, có thể khiến người bệnh gãi nhiều và làm tổn thương da. 
  • Một số trường hợp có thể gặp các triệu chứng như sưng mí mắt, môi, lưỡi hoặc khó thở.
  • Phần da bị mề đay trông khô và thô ráp, thậm chí cỏ vảy như bị bệnh vảy nến. 

Nổi mề đay sau sinh có tự khỏi được không? Sau bao lâu thì hết?

Khả năng tự khỏi khi bị nổi mề đay sau sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Cơ địa của mẹ, mức độ nặng hay nhẹ của bệnh, khả năng phục hồi của cơ thể và do chế độ ăn uống.

Trung bình, nổi mề đay sau sinh thường tự khỏi sau 6-8 tuần. Nếu nhanh thì mề đay có thể sẽ khỏi trong vài ngày, vài tuần. Nếu chậm thì có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn, khi đó phải dùng các biện pháp can thiệp để điều trị.  

Mẹo chữa mề đay sau sinh

Chườm lạnh

Chườm lạnh là một biện pháp có tác dụng tốt và dễ thực hiện
Chườm lạnh là một biện pháp có tác dụng tốt và dễ thực hiện

Việc chườm lạnh giúp mạch máu thu nhỏ lại, làm giảm nồng độ histamin gây dị ứng, giúp giảm sưng phù, mề đay trên da hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 1 chiếc khăn mỏng bọc đá lạnh lại và chườm lên vùng da bị nổi mề đay trong 10-15 phút. Ngoài ra, tắm bằng nước mát cũng giúp làm giảm các triệu chứng của nổi mề đay sau sinh. 

Dùng nha đam (lô hội) 

Dùng gel nha đam đắp lên vùng da bị kích ứng sẽ mang đến sự dễ chịu ngay lập tức
Dùng gel nha đam đắp lên vùng da bị kích ứng sẽ mang đến sự dễ chịu ngay lập tức

Nha đam rất lành tính, giúp làm dịu da, chống viêm hiệu quả. Bạn có thể sử dụng gel nha đam để đắp lên vùng da bị kích ứng khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát do nổi mề đay sẽ dịu đi ngay lập tức. Ngoài ra, dùng nha đam có thể rút ngắn quá trình điều trị nổi mề đay sau sinh cho mẹ bỉm. 

Dùng giấm táo 

Giấm táo có tác dụng kháng histamin và giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn nên giảm viêm, ngứa ngáy khó chịu, nổi mề đay rất tốt. Bạn chỉ cần pha giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 sau đó dùng bông thấm dung dịch bôi vào vùng da bị nổi mề đay. Sao 10 phút thì rửa da bằng nước sạch.

Tắm nước lá khế hoặc mướp đắng 

Tắm lá khế giúp loại bỏ vi khuẩn và mát da, cải thiện triệu chứng ngứa trên da
Tắm lá khế giúp loại bỏ vi khuẩn và mát da, cải thiện triệu chứng ngứa trên da

Lá khế và mướp đắng là 2 loại thảo dược giúp loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh trên da rất tốt, sẽ giúp cải thiện cảm giác ngứa ngáy khi bị nổi mề đay sau sinh cho mẹ bỉm. Mẹ có thể đun sôi lá khế hoặc mướp đắng với nước sau đó dùng loại nước này để tắm. 

Dùng khăn gừng nghệ để vệ sinh cơ thể

Để tiện lợi và tiết kiệm thời gian hơn, các mẹ bỉm có thể sử dụng sản phẩm khăn y tế gừng nghệ Altawell để lau cơ thể hoặc da khi cần thiết. Khăn được tẩm ẩm bởi dung dịch rượu gừng nghệ, giúp làm sạch và ấm cơ thể nhanh chóng, khắc phục các triệu chứng như mẩn ngứa trên da, ngứa do rạn da và mề đay hiệu quả. Lưu ý chỉ lau cơ thể tuyệt đối không lau đầu ti cho em bé bú và mặt.

Lau khăn gừng nghệ giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy do nổi mề đay sau sinh
Lau khăn gừng nghệ giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy do nổi mề đay sau sinh

Sản phẩm được đóng trong túi zip tiện dụng, khi sử dụng mẹ chỉ cần lấy 1 tờ trong túi ra và lau toàn cơ thể. Khăn gừng nghệ sẽ giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn. 

Lưu ý: Nếu mẹ bỉm có triệu chứng nổi mề đay nặng, lâu ngày không khỏi thì nên đi thăm khám bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé tốt nhất nhé. 

Nổi mề đay sau sinh là hiện tượng phổ biến, tuy không nguy hiểm nhưng đem đến cảm giác rất khó chịu cho mẹ bỉm. Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp ích cho quá trình điều trị nổi mề đay, ngứa ngáy của các mẹ bỉm nhé. 

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM