Tại sao một số thực phẩm lại nguy hiểm trong thai kỳ?

15/08/2024

Khi mang thai, cơ thể của phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố từ môi trường, bao gồm cả chế độ ăn uống. Việc tiêu thụ thực phẩm không an toàn có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng như sảy thai hoặc các vấn đề sức khỏe khác. Trong bài viết này, cùng tìm hiểu lý do tại sao một số thực phẩm lại nguy hiểm trong thai kỳ, các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm và những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhé!

Tại sao một số thực phẩm lại nguy hiểm trong thai kỳ?

Mang thai là thời kỳ nhạy cảm nhất trong cuộc đời của người phụ nữ, khi mà cơ thể phải đối mặt với nhiều thay đổi để nuôi dưỡng thai nhi. Trong giai đoạn này, sự thay đổi về nội tiết tốt và suy yếu tạm thời hiện miễn dịch khiến cơ thể mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là chế độ ăn uống.

Một số thực phẩm có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi, chẳng hạn như cá chứa hàm lượng thủy ngân cao hoặc thức ăn sống chưa được nấu chín. Những thực phẩm này không chỉ tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sảy thai, hoặc ảnh hưởng đến các vấn đề phát triển của thai nhi sau này. Vì vậy, việc hiểu rõ tại sao một số thực phẩm lại nguy hiểm trong thai kỳ là rất quan trọng để mẹ bầu có thể bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi, từ đó duy trì một thai kỳ khỏe mạnh.

Một số thực phẩm lại nguy hiểm trong thai kỳ

Những thực phẩm, thức ăn nấu chín không kĩ hoặc chưa được nấu chín không được khuyến khích sử dụng trong thực đơn của mẹ bầu. Nếu trong giai đoạn mang thai phụ nữ sử dụng thực phẩm chưa được nấu chín sẽ nhiễm vi khuẩn coliform, bệnh toxoplasmosis và bệnh salmonella. Trong số đó thì bệnh toxoplasmosis là dạng bệnh nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến em bé, có thể gây mù lòa hoặc tổn thương não.

Nguyên nhân mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm khi mang thai

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này:

  • Thay đổi hệ miễn dịch: Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu thay đổi, làm giảm khả năng chống lại các vi khuẩn và virus khiến cơ thể dễ mắc các bệnh do thực phẩm.
  • Sử dụng thực phẩm đã hết hạn hoặc hỏng: Thực phẩm đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hỏng như mùi lạ có thể chứa vi khuẩn hoặc độc tố gây ngộ độc.
  • Rửa thực phẩm không kỹ: Không rửa sạch trái cây và rau củ có thể dẫn đến lây lan vi khuẩn từ bề mặt bên ngoài vào phần ăn được. Đồng thời, tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật từ trái cây, rau củ cũng là nguy cơ khiến mẹ bầu bị ngộ độc.
  • Bảo quản không đúng cách: Thực phẩm không được bảo quản đúng cách, chẳng hạn như để ở nhiệt độ phòng quá lâu hoặc không giữ lạnh, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Mẹ bầu ăn phải nguy cơ cao phải đối mặt với ngộ độc thực phẩm khi mang thai.
  • Thực phẩm chưa được nấu chín: Thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín kỹ, như thịt tái, hải sản sống, có thể chứa vi khuẩn gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Dấu hiệu và triệu chứng của mẹ bầu khi bị ngộ độc

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bà bầu có thể xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Chóng mặt, người vã mồ hôi
  • Buồn nôn và nôn
  • Bụng khó chịu và đau bất thường không có dấu hiệu đỡ
  • Tiêu chảy
  • Trong phân có máu
  • Người mệt mỏi, sốt, ớn lạnh và đau cơ
  • Mê sảng, co giật

Sau từ 30 phút đến 2-3 giờ, thậm chí vài ngày sau, bà bầu sẽ bị ngộ độc thực phẩm. Nhận biết sớm những dấu hiệu và triệu chứng này là rất quan trọng để có thể xử trí kịp thời và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Những loại thực phẩm có nguy cơ gây nguy hiểm trong thai kỳ

Khi mang thai, việc bổ sung dinh dưỡng không chỉ đơn thuần là chăm sóc sức khỏe cho bản thân, mà nó còn là sự cung cấp cho hoạt động nuôi dưỡng thai nhi trong bụng, đặc biệt ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, không phải thực đơn nào cũng an toàn cho thai kỳ. Một số loại thực phẩm tưởng chừng như vô hại nhưng có thể ẩn chứa nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Một vài loại thực phẩm ảnh hưởng đến thai kỳ bà bầu cần tránh:

  • Cá chứa hàm lượng thủy ngân cao.
  • Rau, quả chưa rửa sạch.
  • Thực phẩm chế biến sẵn và đóng hộp.
  • Thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín.

—> Xem thêm: Thực phẩm cần tránh để bảo vệ sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi

Dị tật thai nhi là những bất thường về cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể thai nhi mà có thể xảy ra trong giai đoạn phát triển trước khi sinh. Những dị tật này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có chứa nguyên nhân bổ sung thực phẩm không đúng cách gây ra. Một số loại thực phẩm làm gia tăng nguy cơ dị tật thai nhi:

  • Gan động vật.
  • Đồ chiên rán, xông khói.
  • Đồ ngọt.
  • Các loại rau: rau ngót, rau sam.
  • Đồ uống chứa caffein, chất kích thích…

Cách xử trí ban đầu khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm

Theo ThS. BS.Nguyễn Đức Minh, việc bình tĩnh và xử lý kịp thời khi phát hiện mẹ bầu bị ngộ độc là rất quan trọng. Đầu tiên, khi phát hiện mẹ bầu có các dấu hiệu ngộ độc, cần tìm cách giúp mẹ bầu đẩy các thực phẩm đã ăn ra ngoài bằng cách gây nôn ói. Người nhà có thể dùng ngón tay cho vào cổ họng thai phụ để kích thích nôn và đảm bảo tay đã rửa sạch. Thực hiện điều này giúp ngăn ngừa hấp thu chất độc vào ruột, bảo vệ niêm mạc dạ dày của mẹ bầu.

Cách xử trí ban đầu khi mẹ bầu bị ngộ độc thực phẩm

Uống thêm nước hoặc pha nước muối ấm với tỷ lệ 2 thìa cafe muối : 1 cốc nước ấm rồi tiếp tục móc họng cũng giúp nôn dễ hơn. Sau khi nôn hết các thực phẩm đã ăn ra ngoài, bà bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và hướng dẫn điều trị cụ thể.

Chế độ dinh dưỡng như thế nào tốt cho bà bầu?

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo dinh dưỡng tối ưu trong thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý đến các yếu tố sau:

  • Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất: Mẹ bầu nên tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D, C, A, E và nhóm B, cũng như khoáng chất như sắt, canxi và kẽm. Các loại thực phẩm như trái cây tươi, rau xanh, sữa, các loại hạt và thịt đỏ là nguồn cung cấp chính cung cấp các chất dinh dưỡng này.
  • Ăn đủ chất đạm và chất béo lành mạnh: Chất đạm từ thịt nạc, cá, trứng, và các sản phẩm từ sữa hỗ trợ phát triển mô và cơ bắp của thai nhi. Chất béo từ dầu oliu, hạt chia, quả bơ giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển não bộ của thai nhi.
  • Bổ sung đủ nước và chất xơ: Uống đủ nước mỗi ngày giúp duy trì lượng nước trong cơ thể và hỗ trợ tiêu hóa. Đồng thời, bổ sung chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau củ giúp ngăn ngừa táo bón, một vấn đề thường gặp trong thai kỳ.
  • Tránh thực phẩm có nguy cơ cao: Mẹ bầu nên tránh thực phẩm sống, chưa nấu chín, đồ uống có cồn và các thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao. Bởi, những thực phẩm này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng

Để duy trì sức khỏe tốt trong thai kỳ, bà bầu cần đảm bảo ăn đủ bữa, có thể chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày thay vì ba bữa lớn. Việc này giúp duy trì mức năng lượng ổn định và giảm nguy cơ buồn nôn hoặc khó tiêu khi mang thai.

Đảm bảo chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm. Tránh các thực phẩm có chứa lượng đường và muối cao để duy trì sức khỏe tốt. Đặc biệt, trước khi thay đổi chế độ ăn hay muốn bổ sung thêm bất kỳ thực phẩm hoặc vitamin nào, mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

Những việc cần làm khi mang thai?

Khám thai định kỳ

Mẹ bầu cần thực hiện các cuộc khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ, thường là mỗi tháng một lần trong ba tháng đầu, sau đó là mỗi hai tuần trong ba tháng giữa và hàng tuần trong ba tháng cuối. Việc khám thai định kỳ giúp bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời kiểm tra các chỉ số sức khỏe của mẹ và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của thai nhi. Từ đó đưa ra các phương pháp xử trí kịp thời.

Duy trì lối sống lành mạnh

Duy trì lối sống lành mạnh trong thai kỳ là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc yoga để giúp cơ thể khỏe mạnh, hỗ trợ tăng cường các quá trình trao đổi chất của cơ thể và giảm căng thẳng. Đồng thời, đảm bảo ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể có thời gian phục hồi và tái tạo năng lượng.

Chọn mua thực phẩm từ nguồn tin cậy

Để đảm bảo sức khỏe trong thai kỳ, việc chọn mua thực phẩm từ nguồn tin cậy là rất quan trọng. Mẹ bầu nên ưu tiên các cửa hàng hoặc siêu thị uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để giảm các nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Cách nấu và bảo quản thực phẩm đúng cách

Ngoài việc chọn lựa thực phẩm an toàn, trong chế biến mẹ bầu cần đảm bảo nấu chín thực phẩm để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng có thể gây hại. Tránh ăn thực phẩm sống hoặc chưa nấu chín. Để bảo quản thực phẩm, hãy đặt chúng trong tủ lạnh hoặc ngăn đông đúng nhiệt độ, sử dụng hộp đựng thực phẩm sạch và kín để tránh tình trạng thực phẩm bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn chéo.

Lưu ý về đọc nhãn thực phẩm và hạn sử dụng

Trước khi chọn mua bất cứ loại thực phẩm nào, bà bầu nên đọc nhãn thực phẩm để kiểm tra ngày sản xuất và hạn dùng trên bao bì, tránh sử dụng sản phẩm đã quá hạn. Đồng thời, chú ý đến danh sách thành phần và thông tin dinh dưỡng để đảm bảo thực phẩm không chứa các chất phụ gia hoặc thành phần có thể gây hại cho sức khỏe.

Dược sĩ Cồ Minh Hằng
Đã kiểm duyệt nội dung
Xem thêm thông tin

CÓ THỂ BẠN CŨNG QUAN TÂM