Tinh dầu là chất lỏng được chiết xuất theo nhiều phương pháp khác nhau ở thực vật để phục vụ mục đích sử dụng của con người. Việc sử dụng tinh dầu ở các giai đoạn của thai kỳ để làm giảm một số triệu chứng nhất định khá phổ biến hiện nay. Các bà mẹ thường dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu và tìm hiểu đâu là loại tinh dầu cho bà bầu sử dụng an toàn cho họ cũng như em bé. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm những tinh dầu sử dụng an toàn và những tinh dầu không nên sử dụng trong thời kỳ mang thai. Theo dõi và tìm hiểu, kết hợp với lời khuyên từ bác sĩ để tìm được những tinh dầu cho bà bầu tốt nhất sử dụng cho cơ thể mẹ và bé.
Sử dụng tinh dầu trong giai đoạn mang thai có an toàn không?
Theo những hướng dẫn của Liên đoàn quốc tế các nhà trị liệu bằng hương thơm chuyên nghiệp (IFPA) thì tinh dầu có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nếu không được pha và điều chế đúng cách. Thế nhưng nếu pha đúng cách và sử dụng theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế và chuyên gia hương liệu thì tinh dầu sẽ mang lại những lợi ích nhất định và không gây nguy hiểm gì đến mẹ và bé.
Tinh dầu mang lại lợi ích gì trong thời kỳ mang thai?
Tinh dầu giống như một liệu pháp bổ sung khi sử dụng đúng cách sẽ mang lại những lợi ích nhất định dành cho cơ thể người. Thường thì tinh dầu sẽ được sử dụng cho cơ thể người theo 2 cách chính là:
Liệu pháp hương thơm
Liệu pháp hương thơm được sử dụng dưới dạng hít, phun, ngửi hoặc hít thông qua hơi nước. Liệu pháp hương thơm giúp cơ thể cảm nhận được rõ ràng tinh dầu và mang lại những cảm giác thư giãn cho cơ thể.
Sử dụng trực tiếp qua da
Để sử dụng trực tiếp có thể trộn EOS với kem, tonners, lotions, và dầu massage tạo ra hỗn hợp có thể sử dụng trực tiếp trên da hoặc tinh dầu có thể sử dụng pha loãng để tắm với nước ấm. Công dụng của biện pháp này mang lại những hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.
Một số tinh dầu cho bà bầu mang lại lợi ích trong thai kỳ
Tinh dầu Lavandula angustifolia (hoa oải hương)
Tinh dầu Hoa oải hương có thể mang lại một số lợi ích cho cơ thể như:
- Giảm căng thẳng, lo âu, trầm cảm đồng thời thúc đẩy sự thư giãn cho cơ thể.
- Hỗ trợ quá trình điều trị triệu chứng nôn mửa, và buồn nôn.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng trầm cảm sau sinh (PPD)
- Cải thiện hệ miễn dịch và chống viêm của cơ thể.
- Có khả năng chống ngứa khi kết hợp với tinh dầu nghệ và bạc hà.
Tinh dầu Menthol Piperita (Bạc hà)
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau đầu và đau nửa đầu.
- Làm giảm các triệu chứng ngứa trong quá trình mang thai.
- Hỗ trợ giảm đau và sưng ở vùng chi dưới.
- Giảm các triệu chứng liên quan đến nôn nghén.
- Giảm các triệu chứng của khó tiêu chức năng và cơn đau co thắt do nội soi.
Tinh dầu Boswellia Carterii (nhũ hương)
- Làm chậm hoặc giảm cường độ đau do chuyển dạ hoặc sinh.
- Có thể sử dụng như một hương liệu chống lo âu trong quá trình chuyển dạ hoặc sinh nở.
Tinh dầu Pelargonium graveolens (hoa phong lữ)
- Hỗ trợ giảm căng thẳng và lo âu trong quá trình chuyển dạ.
- Kết hợp hỗn hợp giữa hoa phong lữ, cây bách, cùng với chanh ở trong các thành phần kem dưỡng da có tác dụng rất tốt cho việc điều trị giãn tĩnh mạch.
Tinh dầu hoa hồng Rosa damascena (hoa hồng)
- Giảm cường độ đau lưng do liên quan đến thai kỳ.
- Hỗ trợ làm giảm các triệu chứng liên quan tới trầm cảm sau sinh.
- Giảm độ nghiêm trọng trong những cơn đau do chuyển dạ.
Tinh dầu cho bà bầu hoa cam
- Làm giảm tình trạng lo âu do đau đẻ gây nên.
- Hỗ trợ giảm căng thẳng cho phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nằm viện.
Tinh dầu gừng
- Kết hợp với chanh hoặc bạc hà để làm giảm tình trạng nôn nghén trong quá trình mang thai.
- Ngoài ra thì có thể kết hợp với cốt nghệ và một số thành phần khác để tạo ra khăn lau cho mẹ bầu sử dụng rất tiện lợi trước và sau khi sinh.
Một số tinh dầu không tốt trong quá trình mang thai
Mặc dù rất nhiều tinh dầu cho bà bầu có tác dụng tốt trong quá trình hỗ trợ điều trị, hoặc giúp kiểm soát một số loại bệnh khác nhau nhưng cũng có một số tinh dầu không an toàn đối với các mẹ trong thời gian thai kỳ. Dưới đây là bảng những tinh dầu gây hại cho các mẹ trong thời gian thai kỳ nhưng có thể chưa đầy đủ nhất.
Tinh dầu | Nguy hiểm |
Cây hồi và cây sim hồi | Gây nguy hiểm cho quá trình điều chế hormone sinh sản |
Cây Araucaria | Độc thai, chống hình thành mạch |
Tinh dầu húng quế(hóa chất estragole) | Sử dụng không đúng cách sẽ có thể gây ung thư |
Cây thì là đắng | Gây nguy hiểm cho quá trình điều chế hormone sinh sản |
Hạt caraway đen | Độc hại cho thai nhi |
Tinh dầu cây bách xanh | Gây độc hại cho thai nhi, chống hình thành mạch |
Buchu (kiểu hóa học diosphenol) | Có thể gây sảy thai, có thành phần gây độc tính tới gan |
Cassia (quế Trung Quốc hoặc quế giả) | Có chất độc hại ảnh hưởng tới phôi thai, và quá trình sinh sẩn |
Vỏ quế | Có chất độc hại ảnh hưởng tới phôi thai |
Cây Costus | Chứa độc tính làm hại tới phôi thai, chống tạo mạch |
Cây xô thơm Dalmatian | Chứa chất độc hại dành cho phôi thai |
Cây ngải cứu xanh (cây ngải cứu Ligurian) | Có chứa thành phần của thuốc phá thai, hoặc gây ra tình trạng sảy thai. |
Hạt thì là Ấn Độ (Sowa) | Gây hại cho gan, thận, có thể gây ra sảy thai |
Húng chanh | Nếu sử dụng hoặc kết hợp không đúng cách có thể gây biến dị ở thai nhi |
Cây sim chanh | Có thể gây ra tình trạng biến dị ở thai nhi |
Sả | Có thể gây ra tình trạng biến dị ở thai nhi |
Nhựa thơm somali | Gây ra tình trạng độc tính với thai nhi và chống hình thành mạch máu |
Kinh giới cay | Độc hại đối với phôi thai |
Lá và hạt mùi tây | Chứa thành phần thuốc phá thai |
Cây xô thơm | Có thể gây ra tình trạng sảy thai |
Hoa hồi | Ức chế quá trình điều chế hormone sinh sản |
Cây hồi ngọt | Ức chế quá trình điều chế hormone sinh sản |
Cây lộc đề xanh | Chứa thành phần gây ra tình trạng biến dị thai nhi ở mức độ cao. |
Ngải cứu | Gây tình trạng sảy thai |
Nghệ trắng, gừng ẩn | Chống sinh sản, độc tính cho phôi thai, xảy thai |
Ở giai đoạn thai kỳ nào thì không nên sử dụng tinh dầu
Các chuyên gia hương thơm, và chuyên gia y học thảo dược đều khuyến cáo không nên sử dụng tinh dầu cho bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc đối với những trường hợp có nguy cơ cao về biến chứng của thai kỳ. Do đó để sử dụng tinh dầu cho bà bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên thì cần có sự cho phép và hướng dẫn từ các chuyên gia y tế để đảm bảo không có nguy hiểm nào xảy ra ở mẹ lẫn bé.
Lưu ý khi sử dụng tinh dầu
Sử dụng tinh dầu cho bà bầu sai cách hoặc sai công thức, liều lượng có thể gây ra những hậu quả khó lường đối với những người nhạy cảm hoặc một số phụ nữ nhạy cảm đang trong thời kì mang thai. Một số lưu ý cần nhớ khi sử dụng tinh dầu:
- Pha loãng tỉ lệ tinh dầu ở mức 1% hoặc thấp hơn ở những lần sử dụng tinh dầu đầu tiên,
- Không sử dụng quá 4 giọt tinh dầu.
- Sử dụng tinh dầu để uống không được khuyến khích vì thực tế chưa có nghiên cứu nào cho thấy tinh dầu sử dụng được dưới dạng uống.
- Kiểm tra kĩ càng tinh dầu khi mua.
- Tránh xa lửa
- Tránh sử dụng tinh dầu liên tục trong khoảng thời gian dài.
- Sử dụng theo hướng dẫn của sản phẩm hoặc hướng dẫn từ các chuyên gia.
Một số lầm tưởng khi sử dụng tinh dầu cho bà bầu
Dưới dây là một số lầm tưởng về việc sử dụng tinh dầu trong thời kỳ mang thai:
Lầm tưởng | Sự thật |
Tinh dầu có thể gây hại cho thai nhi | Một số loại tinh dầu rất an toàn khi được sử dụng ở mức quy định và cho phép. Một số loại tinh dầu gây hại cho con người khi sử dụng sai cách hoặc cách điều chế ra |
Hại cho người mẹ | Không phải loại tinh dầu nào cũng gây hại cho người mẹ. Sử dụng tinh dầu theo đúng hướng dẫn và liều lượng được liệt kê hướng dẫn trong IFPA có những tác dụng cho sức khỏe nhất định. |
Dầu trầm hương gây sảy thai | Không có nghiên cứu kho học nào cho thấy tinh dầu trầm hương gây hại đến thai nhỉ cả, |
Những câu hỏi thường gặp
Ngửi tinh dầu có an toàn với phụ nữ mang thai không?
Có, việc ngửi tinh dầu được pha loãng với công thức đạt chuẩn giúp ích rất nhiều cho phụ nữ mang thai. Thường việc ngửi tinh dầu mang đến sự thư giãn thoải mái đối với phụ nữ đang mang thai.
Tinh dầu là loại dầu có nguồn gốc từ thực vật mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ mang thai khi sử dụng ở liều lượng khuyến cáo. Các thành phần hóa học của mỗi loại tinh dầu giúp phụ nữ xác định được loại tinh dầu cho bà bầu an toàn. Do đó, cần phải biết cách phân biệt giữa tinh dầu có lợi và có hại để tránh những hậu quả bất lợi cho bản thân và thai nhi. Việc lựa chọn một loại tinh dầu chất lượng cao có thể giúp đạt được lợi ích tối đa trong khi vẫn đảm bảo an toàn tối đa. Thay vì tự chăm sóc bản thân bằng tinh dầu, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ sản phụ khoa trước khi đưa chúng vào thói quen mang thai của bạn để thúc đẩy sức khỏe và thể chất toàn diện.
Một số tài liệu tham khảo:
- https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2221169115001033?via%3Dihub
- https://naha.org/assets/uploads/PregnancyGuidelines-Oct11.pdf
- https://integrativerd.org/difm/resources/article-archives/essential-oils-during-pregnancy
- https://assets.researchsquare.com/files/rs-681694/v1/a2067f44-f2f6-4318-969a-1ca5cfe107ab.pdf?c=1631886072
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4363653/
- https://tisserandinst acad.org/safety/bath-safety/